Tại Mỹ và một số nước như Trung Quốc phổ biến việc cha mẹ cho con dùng hormone tăng trưởng để cải thiện chiều cao. Ảnh minh họa: CGTN. |
Robert, một ông bố ở Manhattan (Mỹ), không tiếc tiền để giúp con trai mình đạt được thành tích trong học tập và xã hội. Cho dù đó là giành được chỗ ngồi tại một buổi biểu diễn ở Broadway, chi tiền vào các lớp học taekwondo để củng cố kỹ năng võ thuật cho đến phần thưởng là bữa ăn tối với trứng cá muối caviar khi con đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Vì vậy, năm 2021, khi biết con trai 12 tuổi, lúc đó cao 1,34 m và được xem là thấp hơn so với lứa tuổi, anh rất mong muốn cải thiện chiều cao cho con, theo New York Post.
Robert và vợ đưa con đến bác sĩ nội tiết nhi. Nhiều bài kiểm tra khác nhau cho thấy tầm vóc thấp của cậu bé không phải do vấn đề sức khỏe nào.
Sau nhiều cân nhắc, Robert và vợ chọn dùng hormone tăng trưởng cho con trai, với chi phí khoảng 3.000 USD (trước khi được bảo hiểm hỗ trợ).
"Chúng tôi quyết định làm vậy vì các vấn đề xã hội. Vợ chồng tôi muốn giúp con phát triển và cảm thấy rằng đáng để chấp nhận rủi ro".
Việc các bậc cha mẹ giàu có cho con sử dụng hormone tăng trưởng là một xu hướng được một bác sĩ nhi khoa gọi là "nội tiết thẩm mỹ". Một số ông bố bà mẹ làm vậy với lý do y tế, trong khi phần lớn trẻ được coi là thấp so với tuổi không gặp tình trạng bệnh lý nào cản trở sự phát triển.
Không ngại chi tiền
Với nhiều bậc cha mẹ, việc giúp con cao lớn hơn nhằm tránh cho con bị bắt nạt hoặc tạo tiền đề cho sự nghiệp thể thao, người mẫu.
"Tất cả đứa trẻ giàu có đều tiêm hormone tăng trưởng. Một số bậc cha mẹ đang ép buộc con mình làm vậy, rất nhiều phụ huynh giống như: 'Chà, con trai mình chỉ cao 1,70 m, thật tệ'", một bà mẹ nói.
Tiến sĩ Eric Ascher, bác sĩ tại Bệnh viện Lenox Hill ở Upper East Side (New York), cho biết có vô số lý do các bậc cha mẹ chọn tiêm hormone cho con mình nhưng phần lớn đến từ mục tiêu ngoại hình hơn là điều trị bệnh.
"Người ta nghĩ: 'Nếu con tôi dùng hormone tăng trưởng, chúng có thể trở thành cầu thủ bóng đá ngôi sao hay có nhiều cơ bắp để trông hấp dẫn hơn".
Ascher lưu ý rằng thực tế này ngày càng trở nên phổ biến kể từ năm 2003, khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt việc sử dụng hormone tăng trưởng để điều trị cho trẻ em thấp bé không rõ nguyên nhân. Loại hormone này cũng được ghi nhận phổ biến ở Trung Quốc.
Nhiều cha mẹ lo con sẽ gặp bất lợi khi có chiều cao hạn chế so với bạn bè. Ảnh minh họa: Rodnae Productions/Pexels. |
Tuy nhiên, ông cảnh báo việc này có một số hạn chế.
"Nó mang đến cho đứa trẻ một thông điệp xã hội tiêu cực từ khi còn nhỏ", ông nói, cho biết thêm người sử dụng còn có thể gặp tác dụng phụ như nguy cơ mắc bệnh tim về sau.
Tuy nhiên, Robert không hối tiếc. Con trai anh đã cao tới 1,41 m sau 14 tháng và có vẻ tự tin hơn.
"Thằng bé phát triển với tốc độ rất tốt và có lẽ là nhờ loại thuốc đó".
Một bà nội trợ ngoài 40 tuổi sống cách Manhattan 30 phút chạy xe đang hy vọng kết quả tương tự cho cậu con trai Tim (10 tuổi) của mình. Cậu bé thường bị bạn bè trêu chọc là "Tim tí hon". Gần đây, người mẹ bắt đầu cho con sử dụng liệu pháp này sau khi kết quả xét nghiệm cho thấy cậu bé thiếu hụt hormone tăng trưởng.
"Tôi nói với con: 'Con hãy cảm thấy may mắn khi mẹ có thể cho con dùng cái này. Bố và mẹ sẽ không để con phải chịu đau khổ đâu'. Hiện, thằng bé được dự đoán cao 1,62 m khi trưởng thành và nếu có thể làm gì để con cao hơn mức đó, tôi sẽ làm".
Bài hát lớn lên cùng con
Cuốn sách là ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác. Có thể kể đến những cái tên như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; bài Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt; bài Chúng em là học sinh lớp Một quen thuộc, được hát ở bao trường tiểu học. Ngoài ra, những bài như Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/chi-hang-nghin-usd-mua-chieu-cao-cho-con-a44126.html