Khi nền kinh tế lung lay, người lao động phải sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất. |
Nhìn lại tháng 11/2021, khi làn sóng “đại từ chức” (The great resignation) lan rộng đến nhiều quốc gia khiến giới quản lý toàn cầu đau đầu, các công ty buộc phải chạy đua để tranh giành người tài, giữ chân nhân viên.
Họ đề nghị cung cấp cho người lao động giờ giấc đến văn phòng linh hoạt, tuần làm việc 4 ngày, tiến hành khảo sát về văn hóa doanh nghiệp, tổ chức nhiều chương trình công nhận, bảo hiểm thú cưng…
Tuy nhiên, một số nỗ lực để hạn chế nhân sự rời khỏi vị trí đã thất bại. Việc cho phép tự do ăn mặc, mở thêm các giờ ăn trưa kết hợp yoga cũng không thể ngăn mọi người tìm đến một môi trường khác phù hợp hơn và năng lực của họ được trả công xứng đáng, theo Fast Company.
Xu hướng “đại từ chức” đã mang đến cho người lao động nhiều sự ưu tiên, kể cả quyền kiểm soát và các nhà tuyển dụng phải lắng nghe. Lợi thế của hai bên có sự chuyển đổi trái ngược so với trước đây.
Thế nhưng, sau hơn một năm, khi triển vọng kinh tế ở Mỹ đang trở nên xấu đi, những đặc quyền trên không còn được đảm bảo.
Các chuyên gia cho rằng đặc quyền của người lao động sẽ còn biến động trong thời gian tới. Ảnh: Inc. |
Khoảng cách giữa quản lý và nhân viên
Tờ Wall Street Journal gần đây tuyên bố “Các ông chủ đã nắm quyền trở lại” với các cuộc sa thải hàng loạt vào đầu năm 2023 và có khả năng tình hình vẫn còn tệ hơn nữa.
Đồng thời, không ít công ty đang thúc đẩy đội ngũ nhân sự của họ quay lại văn phòng. Trong đó bao gồm Twitter (40 giờ/tuần trở lên), Disney (4 ngày/tuần, bắt đầu từ tháng 3) và Goldman Sachs (5 ngày/tuần).
Một cuộc khảo sát của Resume Builder cho thấy 90% doanh nghiệp đang có kế hoạch đưa người lao động trở lại làm việc, ít nhất là bán thời gian vào năm 2023.
Một số nhân viên vui vẻ khi đến văn phòng, trong khi số khác thì không. Nghiên cứu còn phát hiện ra khoảng cách giữa cảm nhận của các ông chủ và cấp dưới về công việc từ xa.
Khi Andy Jassy, Giám đốc điều hành Amazon, thông báo cho toàn bộ đội ngũ nên dành phần lớn thời gian để làm việc trực tiếp tại công ty, bắt đầu từ ngày 1/5, nhiều người đã ngay lập tức phản đối yêu cầu này.
Theo JP Gownder, phó chủ tịch và nhà phân tích chính trong nhóm tương lai công việc của Forrester, khi nhân viên trở lại, họ muốn điều đó là một khoản đầu tư đáng giá.
Người lao động không thích việc phí thời gian chỉ để vì hợp đồng thuê mặt bằng đắt đỏ ở trung tâm thành phố của các nhà lãnh đạo hoặc tham gia vào một số nỗ lực “xây dựng văn hóa” khó hiểu nào đó.
Twitter và nhiều công ty đang tiến hành cắt giảm nhân sự hàng loạt. Ảnh: Insider. |
Nhưng với tình trạng sa thải liên tục xảy ra, giới công sở nhận thấy họ ít có khả năng để lựa chọn linh hoạt về địa điểm và thời gian làm việc.
Trong nỗ lực kiềm chế ngân sách, các công ty cũng đang cắt giảm phúc lợi - thường là những hạng mục mà họ hứa hẹn trong làn sóng “đại từ chức”.
Theo một cuộc khảo sát năm 2022 của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực, số lượng tổ chức ở Mỹ cung cấp thêm thời gian nghỉ thai sản (vượt quá mức tối thiểu theo luật định) đã giảm từ 53% vào năm 2020 xuống còn 35% trong năm 2022.
Tương tự, điều này cũng xảy ra ở các doanh nghiệp khi tỷ lệ chỉ còn 27% (2022), giảm từ mức 44 % năm 2020.
“Thị trường việc làm đang yếu đi, vì vậy chúng tôi không cần phải đưa ra những phúc lợi siêu cạnh tranh này nữa”, Johnny C. Taylor Jr., chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của SHRM, nói với Fortune.
Ít quyền lợi hơn, làm việc nhiều hơn
Không có ông chủ nào minh họa rõ nét hơn cho tình trạng hiện nay như Elon Musk. Kể từ khi tiếp quản Twitter vào mùa thu năm ngoái, tỷ phú 51 tuổi đã mở cuộc thanh trừng hơn 7.500 nhân viên toàn thời gian và tước đoạt nhiều quyền lợi của người lao động.
Musk cũng yêu cầu những người làm việc từ xa phải lập tức đến văn phòng và thậm chí lắp đặt các phòng ngủ tạm thời tại trụ sở Twitter ở San Francisco để thúc đẩy năng suất.
Hành động của ông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ông chủ và quản lý khác trên toàn thế giới. Gownder cho rằng Musk đã làm lay động “cửa sổ Overton” của giới CEO - khái niệm chính trị dùng để mô tả sự thay đổi cách nhìn của xã hội về một vấn đề, hiện tượng nào đó.
Trong một chuyên mục từ tháng 12, cây bút công nghệ Kevin Roose của New York Times đã trích dẫn một số nhà lãnh đạo cấp cao đã ca ngợi cách tiếp cận của ông trùm kinh doanh, chẳng hạn Reed Hastings, Chủ tịch Netflix.
Trong khi đó, Musk và những người khác đã tiếp tục đẩy lùi các cuộc chống đối có tổ chức. Tesla gần đây đã sa thải một nhóm nhân viên ở New York đang cố gắng thành lập công đoàn chỉ một ngày sau khi họ công khai kế hoạch của mình.
Câu hỏi được đặt ra là: Liệu điều này đồng nghĩa với thời đại của nhân viên được trao quyền đã kết thúc? Tất cả người lao động đều cam chịu trở lại thời kỳ trước đại dịch tôn vinh nền văn hóa hối hả, ngày làm việc từ 9-to-5 cứng nhắc, cũng như các đặc quyền và sự bảo vệ hạn chế tại nơi làm việc?.
Nhiều nhân viên được yêu cầu gấp rút quay lại văn phòng nếu không muốn mất việc. Ảnh: Pexels. |
Nhìn kỹ hơn vào bức tranh kinh tế cho thấy tình hình không quá nghiêm trọng như vẻ ngoài của nó. Bất chấp tình trạng sa thải và lạm phát kéo dài, thị trường nhân sự hiện tại của Mỹ vẫn rất mạnh, với 517.000 việc làm được tạo thêm trong tháng 1/2023 và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ năm 1969.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân viên công nghệ - nhóm bị ảnh hưởng nhất - vẫn còn rất nhiều cơ hội và nhanh chóng được thuê lại.
Trên thực tế, nhiều công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đủ nhân tài có tay nghề cao để đảm nhận các vị trí còn trống của họ.
Trong năm tài chính 2022, Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia đã ghi nhận số đơn kiến nghị đại diện công đoàn tăng 53% so với năm 2021.
Hiện nay, nhân viên đang ngày càng tìm đến các tổ chức bảo vệ để giành lại quyền lực tại nơi làm việc, ngay cả trong các lĩnh vực truyền thống không có công đoàn, như công nghệ và cần sa.
Năm ngoái, nhu cầu của người lao động tập trung vào việc trả lương cao hơn, bổ sung các biện pháp an toàn và sức khỏe cũng như bố trí nhân sự.
Đó là danh sách phản ánh “những thách thức mà họ phải đối mặt kể từ khi đại dịch bùng phát”, theo Johnnie Kallas, giám đốc dự án của Cornell-ILR Labour Action Tracker.
Với bối cảnh hiện tại, nhiều khả năng cho thấy các lợi ích này sẽ sớm bị loại bỏ.
Ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng
‘Nhân tố F’, trong đó F là viết tắt của ‘Fascination’ (Sự cuốn hút) sẽ là yếu tố thu hút nhất trong một buổi tuyến dụng. Theo tác giả Paul Williams của cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, những cá nhân nắm giữ vị trí lãnh đạo sau này sẽ cần phải kết nối được với các nhân viên của mình, cổ vũ họ và nắm bắt được trí tưởng tượng trong họ. Nhân tố F được xác định như sau: Liệu người này - trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể khiến tôi hứng thú và cuốn hút tôi hay không? Họ hào hứng đến mức nào khi nói về chủ đề X? Tôi có bị cuốn hút bởi câu chuyện họ kể không hay đó chỉ là một cuộc đối thoại khô khan?
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/tuong-lai-mo-mit-cua-nhan-vien-van-phong-a43812.html