Thị trường Trung Quốc gặp khó, sầu riêng Việt chuyển hướng sang Ấn Độ

Tiến Sĩ Hồ Minh Sơn cho biết: "Việt Nam xem trái cây sầu riêng là trái cây vua trong giai đoạn này. Thế nhưng theo tôi tìm hiểu thì Trung Quốc đã trồng rất nhiều sầu riêng… Như vậy việc chúng ta xúc tiến và kết nối với các doanh nghiệp Ấn Độ trong giai đoạn này là rất cần thiết".

Sáng nay (23/5), TP.HCM, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC)- Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi kết nối tiêu thụ hàng giữa doanh nghiệp hai nước.

Viện IMRIC đã làm cầu nối cho hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, hàng tiêu dùng đến thị trường Ấn Độ.

Việc gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ lần này là hoạt động thiết thực để doanh nghiệp hai bên có thể giới thiệu, trao đổi thông tin và tìm kiếm bạn hàng, xúc tiến thương mại, đầu tư hiệu quả.

Thị trường Trung Quốc gặp khó, sầu riêng Việt chuyển hướng sang Ấn Độ - Ảnh 1.

Hiện có hơn 60 doanh nghiệp Ấn Độ xuất khẩu gia vị và sản phẩm từ gia vị sang Việt Nam, tổng kim ngạch khoảng 36 triệu USD (Ảnh: Nguyễn Quang)

Bên cạnh xúc tiến “B2B” tập trung phát triển thị trường tiêu thụ nông sản và một số ngành hàng có dấu hiệu giảm sút, như: giày dép, thức ăn gia súc, nguyên nhiên liệu… Hội nghị thực hiện vai trò kết nối thu hút vốn đầu tư FDI vào các địa phương.

Tiến Sĩ Hồ Minh Sơn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho biết, Ấn Độ đang đầu tư tại 28 địa phương của Việt Nam. Trong đó, Ninh Thuận dẫn đầu với 4 dự án. Còn Việt Nam có khoảng 6-9 dự án đầu tư tại Ấn Độ, chủ yếu là bán buôn và bán lẻ, với tổng giá trị vượt 6 triệu USD, tiềm năng lên tới trên 28 triệu USD.

Thị trường Trung Quốc gặp khó, sầu riêng Việt chuyển hướng sang Ấn Độ - Ảnh 2.

Về ngành nông sản thì Việt Nam chúng ta xem trái cây sầu riêng là trái cây vua trong giai đoạn này

Ở thời điểm giao thương hàng hóa tại nhiều thị trường lớn truyền thống gặp nhiều khó khăn, việc tăng tính kết nối với các doanh nghiệp Ấn Độ mang lại cơ hội cho cả hai bên; giúp Việt Nam sớm giải quyết đầu ra cho hoạt động sản xuất, nhất là nông sản, trong đó đặc biệt có sầu riêng đang được coi là trái cây vua.

Tiến Sĩ Hồ Minh Sơn cho biết: "Về ngành nông sản thì Việt Nam chúng ta xem trái cây sầu riêng là trái cây vua trong giai đoạn này. Thế nhưng theo tôi tìm hiểu thì Trung Quốc họ đã trồng rất nhiều sầu riêng… Như vậy việc chúng ta xúc tiến và kết nối với các doanh nghiệp Ấn Độ trong giai đoạn này là rất cần thiết".

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/thi-truong-trung-quoc-gap-kho-sau-rieng-viet-chuyen-huong-sang-an-do-a43527.html