![]() |
Nhiều người được dạy rằng thể hiện sự tức giận là điều tiêu cực, thậm chí bị xem là “gây rối” hay “xấu tính”. Tuy nhiên, tức giận không phải là một khiếm khuyết trong tính cách, mà là một cảm xúc quan trọng, xuất hiện khi con người bị tổn thương, xúc phạm hoặc đối xử bất công. Nhà tâm lý học Juli Fraga nói với CNBC rằng cách mỗi người tiếp cận cơn giận có ảnh hưởng trực tiếp đến cách họ xử lý các tình huống trong cuộc sống. Những ai né tránh sự tức giận thường cảm thấy bế tắc và bất lực. Ngược lại, những người biết cách lắng nghe và làm bạn với cảm xúc này lại có thể đưa ra quyết định đúng đắn và bảo vệ bản thân tốt hơn. Thông thường, những người thông minh sẽ có 5 cách để đối phó với cơn giận của mình. |
![]() |
1. Nói về cơn giận thay vì bộc phát: Sự tức giận thường được thể hiện bằng những hành động như la hét, đóng sầm cửa, hoặc mắng nhiếc. Tuy nhiên, những người có trí tuệ cảm xúc cao hiểu rằng tức giận là một công cụ cần được sử dụng đúng cách, không phải thứ vũ khí để làm tổn thương người khác. Tức giận vốn là cơ chế bảo vệ, thường xuất hiện khi ai đó vượt qua giới hạn, tiết lộ bí mật hoặc thiếu tôn trọng bạn. Tuy nhiên, việc sợ bị đánh giá, bị hiểu lầm hoặc từng trải qua những trải nghiệm tiêu cực với cơn giận trong quá khứ có thể khiến nhiều người chọn cách im lặng thay vì đối thoại. |
![]() |
2. Chịu trách nhiệm với cảm xúc của chính mình: Người trưởng thành về cảm xúc không đổ lỗi cho người khác vì cơn giận của mình. Họ tự chịu trách nhiệm và phân định rõ ràng điều gì nằm trong tầm kiểm soát, điều gì không. Nhà tâm lý học Fraga nhấn mạnh không ai có thể ép người khác xin lỗi hoặc thay đổi, và việc cố gắng kiểm soát người khác chỉ khiến sự thất vọng tăng lên. Thay vào đó, điều bạn có thể làm là học cách điều tiết cảm xúc của bản thân bằng việc hít thở sâu, trò chuyện với bạn bè, hoặc đi dạo để xả căng thẳng. Chuyển hướng sự chú ý vào những điều có thể kiểm soát giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ và bình tĩnh hơn. |
![]() |
3. Biến tức giận thành hành động tích cực: Nếu được định hướng đúng, cơn tức giận có thể trở thành động lực thúc đẩy để thay đổi. Nếu bạn cảm thấy bất mãn với một vấn đề nhất định, hãy biến sự tức giận thành hành động tích cực. Những hành động như vậy không chỉ giúp bạn giải tỏa cảm xúc mà còn nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, kết nối với cộng đồng và nâng cao sức khỏe tinh thần. |
![]() |
4. Xem cơn giận như một người thầy: Vì mang lại cảm giác tiêu cực, tức giận thường bị dán nhãn là “xấu”, từ đó sinh ra tâm lý tự phán xét. Nhiều người cho rằng tức giận là biểu hiện của sự thiếu kiểm soát hoặc tính cách không tốt. Quan niệm này khiến họ không dám đào sâu vào nguyên nhân của cảm xúc. Trái lại, người thông minh về cảm xúc xem tức giận như một người thầy, giúp họ hiểu rõ bản thân hơn. Việc giải mã thông điệp ẩn sau cơn giận sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tích cực như chấm dứt một tình bạn độc hại, rời khỏi công việc không lành mạnh, hoặc bắt đầu hành trình trị liệu để chữa lành những tổn thương quá khứ. |
![]() |
5. Gọi tên cơn giận thay vì đè nén: Việc kìm nén cơn giận là điều không hiếm, chẳng hạn như việc giữ im lặng khi bị người yêu làm phật ý trong một bữa tiệc. Tuy nhiên, nếu việc này trở thành thói quen, nó có thể gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần, khiến con người trở nên cáu kỉnh, tội lỗi, ít hài lòng với cuộc sống và dễ rơi vào trầm cảm. Người thông minh về cảm xúc không để việc chôn giấu cảm xúc trở thành phản xạ tự nhiên. Thay vào đó, họ gọi tên cơn giận. Đây là một kỹ thuật được gọi là "gán nhãn cảm xúc". Việc này không chỉ xác nhận sự tồn tại của cảm xúc, mà còn giúp làm dịu hoạt động của não bộ, giảm bớt căng thẳng tức thì. |
Cuốn sách Giải mã trẻ cá biệt - Hiểu, Hợp tác, Hành động của tiến sĩ Ross W. Greene mở ra một góc nhìn toàn diện và nhân văn hơn về những trẻ bị gắn mác "cá biệt". Thay vì trừng phạt, chúng ta có thể giúp các em rèn luyện những kỹ năng thiếu hụt để biến đổi hành vi.
Cuốn sách không chỉ mang đến những nghiên cứu khoa học tâm lý hành vi sâu sát, mà còn cung cấp phương pháp giáo dục thực tiễn, giúp phụ huynh và giáo viên áp dụng hiệu quả.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/cach-nguoi-thong-minh-lam-chu-con-gian-a134195.html