8 dấu hiệu trẻ đang chịu quá nhiều căng thẳng

Trẻ thu mình, hay gặp ác mộng, gia tăng hành vi hung hăng là một số dấu hiệu rõ ràng cho thấy con có thể đang phải vật lộn với áp lực và căng thẳng.

nuoi day con anh 1

1. Trẻ gặp ác mộng: Ác mộng là một phản ứng thường gặp ở trẻ sau những trải nghiệm căng thẳng hoặc tổn thương. Để giúp con cảm thấy an tâm hơn, cha mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện về các bạn nhỏ khác cũng từng trải qua những cảm xúc tương tự. Điều này giúp con nhận ra cha mẹ hiểu và đồng cảm với những gì con đang cảm thấy. Ảnh: Pexels.

nuoi day con anh 2

2. Gia tăng hành vi hung hăng: Khi căng thẳng, một số trẻ có thể phản ứng bằng những hành động như cắn, đá, đánh hoặc la hét, chửi bới. Nếu việc trò chuyện không mang lại hiệu quả, cha mẹ hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia như bác sĩ hoặc nhà tâm lý trị liệu. Ảnh: Pexels.

nuoi day con anh 3

3. Phản ứng thái quá với những chuyện nhỏ: Khi trẻ thường xuyên sống trong trạng thái căng thẳng, tâm lý của các em trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Điều này khiến trẻ có xu hướng giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, dễ nổi giận, buồn bã hoặc phản ứng thái quá với những chuyện nhỏ nhặt. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và mối quan hệ của trẻ với gia đình, bạn bè. Ảnh: Pexels.

nuoi day con anh 4

4. Gặp khó khăn trong việc tập trung và hoàn thành bài vở: Áp lực học hành và các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là nhu cầu hòa nhập, là những nguyên nhân chính gây căng thẳng cho trẻ em. Trẻ có xu hướng khó tập trung và chậm hoàn thành những việc cần sự kiên nhẫn. Hoạt động ngoại khóa có thể giúp trẻ giải tỏa, nhưng việc sắp xếp lịch trình quá tải lại phản tác dụng, làm gia tăng lo âu. Cha mẹ hãy giúp con cân đối các ưu tiên một cách hợp lý. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 5

5. Tè dầm: Tè dầm ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố tâm lý. Khi trẻ cảm thấy bất an, lo lắng hoặc có quá nhiều điều bận tâm, chúng có thể không nhận ra hoặc bỏ qua các tín hiệu cơ thể báo hiệu nhu cầu đi vệ sinh. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh và trấn an con. Đồng thời, việc đưa trẻ đi khám bác sĩ cũng rất cần thiết để loại trừ các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 6

6. Hành vi hiếu động quá mức: Khi cảm thấy căng thẳng quá mức và không biết cách xử lý, trẻ thường giải phóng năng lượng tiêu cực thông qua các hành vi hiếu động thái quá. Những cơn giận dữ bùng nổ, xu hướng bỏ chạy hoặc thái độ liên tục không vâng lời có thể là những "tín hiệu" trẻ gửi đến người lớn, cho thấy có một vấn đề tiềm ẩn. Phụ huynh hãy giúp con giải tỏa năng lượng một cách tích cực, bình tĩnh qua các bài tập thở sâu, nghe nhạc êm dịu, giãn cơ hoặc yoga... Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 7

7. Rối loạn ăn uống hoặc giấc ngủ: Khi trẻ phải đối mặt với áp lực, những biểu hiện như bồn chồn, lo lắng thường gây xáo trộn giấc ngủ của con. Bên cạnh đó, sự thay đổi bất thường trong thói quen ăn uống, chẳng hạn như ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều, cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý của căng thẳng. Để giúp trẻ giải quyết những vấn đề này, việc tìm hiểu và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây lo âu là rất quan trọng. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 8

8. Trẻ thu mình: Việc trẻ đột ngột xa lánh gia đình và bạn bè có thể xuất phát từ nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nhà, bố mẹ ly hôn, có thêm em bé hoặc bị bắt nạt ở trường. Những tình huống này dễ khiến trẻ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi hoặc lo sợ, căng thẳng. Để giúp con vượt qua, cha mẹ hãy dành nhiều sự quan tâm tích cực và duy trì các thói quen quen thuộc để mang lại sự thoải mái. Nếu bạn nghi ngờ con đang gặp vấn đề với bạn bè ở trường, đừng ngần ngại trao đổi với giáo viên để có sự hỗ trợ kịp thời. Ảnh: Freepik.

Ái kỷ là một dạng rối loạn nhân cách, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ. Trong quá trình nuôi dạy con, phụ huynh cần để ý, phát hiện sớm nhằm can thiệp kịp thời. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo cuốn Khi vây quanh là những người ái kỷ của Thomas Erikson.

Tác giả giới thiệu khái lược những hiểu biết căn bản về ái kỷ, đồng thời đưa ra phương án để mỗi người có thể "nhận diện và bảo vệ mình trước những kẻ độc hại".

Một đôi chỗ, cuốn sách thiếu hụt cứ liệu khoa học chặt chẽ để bổ sung cho những luận điểm của tác giả và dường như vẫn còn khá chung chung. Tuy nhiên, Khi vây quanh là những người ái kỷ vẫn mang đến một cái nhìn khái quát về rối loạn nhân cách này, qua một lăng kính gần gũi, dễ tiếp cận và ứng dụng vào đời sống.

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/8-dau-hieu-tre-dang-chiu-qua-nhieu-cang-thang-a126920.html