Cậu bé tức giận vì bị em gái xé nát bài kiểm tra, mẹ ra sức bênh em, hành xử ngược lại của bố đáng học hỏi

Khi thấy con trai nổi cáu, hành động của người mẹ không được khen ngợi.

Trong gia đình, nhiều ông bố bà mẹ có tâm lý nuông chiều, bảo vệ con nhỏ hơn so với những người con lớn. Chính cách hành xử này dễ gây tổn thương cho đứa trẻ lớn, dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm hơn trong tương lai.

Một đoạn video được cắt từ camera giám sát của một gia đình Trung Quốc đang gây xôn xao mạng xã hội Việt.

Cậu bé tức giận vì bị em gái xé nát bài kiểm tra, mẹ ra sức bênh em, hành xử ngược lại của bố đáng học hỏi - 1

Theo đó, xuất hiện trong một video, cậu bé chừng 9 tuổi đang vô cùng tức giận khi trình bày với mẹ việc bị em gái 1 tuổi xé nát bài kiểm tra, trước đó cậu đã phải cố gắng hết hơi hết sức để thực hiện.

Trước sự khó chịu, bức xúc và tức giận của con trai lớn, người mẹ lại ra sức ôm lấy con gái 1 tuổi vào trong lòng để bảo vệ và giải thích rằng "em còn nhỏ, không biết gì".

Cậu bé tức giận vì bị em gái xé nát bài kiểm tra, mẹ ra sức bênh em, hành xử ngược lại của bố đáng học hỏi - 2

Cậu bé tức giận vì bị em gái xé nát bài kiểm tra, mẹ ra sức bênh em, hành xử ngược lại của bố đáng học hỏi - 3

Cậu bé tức giận vì bị em gái xé nát bài kiểm tra, mẹ ra sức bênh em, hành xử ngược lại của bố đáng học hỏi - 4

Người anh tức giận muốn đánh em, mẹ ra sức bảo vệ bằng lời nói và hành động.

Người anh tức giận muốn đánh em, mẹ ra sức bảo vệ bằng lời nói và hành động.

Tuy nhiên, bé trai có vẻ phản ứng ngày một mạnh mẽ hơn với lời bao biện đó của mẹ dành cho em gái. Sự việc được giải quyết nhanh hơn khi người bố xuất hiện.

Ông bố không bảo vệ con nhỏ như vợ mà lập tức đưa cho con trai một cây gậy và yêu cầu cậu hãy phạt em vì hành vi làm sai của đứa trẻ. Tuy nhiên, cậu bé lại từ chối yêu cầu của bố và bỏ đi.

Bố đưa cây gậy để con trai đánh em.

Bố đưa cây gậy để con trai đánh em.

Cậu bé tức giận vì bị em gái xé nát bài kiểm tra, mẹ ra sức bênh em, hành xử ngược lại của bố đáng học hỏi - 7

Thậm chí, khi chính bố có ý định đánh em để phạt thì anh trai là người đứng ra để bảo vệ em, ngăn không cho bố đánh em. Hành động đáng mặt đàn ông, ra dáng anh trai của cậu nhóc nhận được khen ngợi hết lời từ mọi người. Bên cạnh đó, ai cũng tấm tắc cách ứng xử của ông bố trong trường hợp này rất đáng học hỏi vì không phải phụ huynh nào cũng có cách hành xử công bằng với hai con như thế khi có "chiến tranh" xảy ra.

Ngược lại, cách bảo vệ con nhỏ của người mẹ bị lên án mạnh mẽ, họ chỉ trích cách xử lý của người mẹ không chỉ khiến cuộc cãi vã ngày càng căng thẳng, cơn tức giận của con lớn tăng cao mà tương lai còn hủy hoại đứa trẻ, ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai con.

Đầu tiên mẹ phải xoa dịu cảm xúc của con trai, cho con cảm giác được thấu hiểu, lắng nghe, đồng cảm! Mẹ làm thế sau này con rất dễ ghét bỏ em đấy ạ!

Bà mẹ kiểu này rồi sau này đứa con hành động ngược, hỏi sao con hư.

Bà mẹ không biết bênh vực chỉ làm sự việc trầm trọng thêm.

Phải hành xử như bố thì mới không làm anh trai bị tổn thương hơn.

Mỗi ngày nó tích tụ nhiều việc tương tự nó sẽ sinh ra ghét em ghét mẹ muốn trả đũa.

Kể cả người lớn cũng hay tị nạnh nhau cách hành xử không công bằng của ba mẹ chứ đừng nói trẻ nhỏ.

Trong một gia đình có hai con, con lớn phải nhường luôn nhường nhịn em? 

Trong một gia đình có từ hai con, việc xảy ra tranh chấp là điều bình thường. Những cuộc xung đột, tranh giành đồ chơi, đồ ăn vặt hay thậm chí tranh giành sự ưu ái của bố mẹ. Điều này có thể trở thành vấn đề lớn khi trẻ cảm thấy không được công nhận hoặc yêu thương công bằng. Vì vậy, trước khi sinh con thứ hai, phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý cho điều này và xây dựng một chiến lược nuôi dạy hợp lý.

Trong quan niệm của nhiều người, nguyên tắc “con lớn nhường con nhỏ” thường được áp dụng, dẫn đến việc trẻ nhỏ được nuông chiều hơn.

Tuy nhiên, quan niệm xã hội hiện nay đang dần thay đổi, nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ khỏe mạnh, độc lập và biết tôn trọng người khác, bố mẹ được khuyên nên đối xử với các con bình đẳng. Mỗi đứa trẻ là cá thể độc lập với những suy nghĩ và nhu cầu riêng, cần được khuyến khích phát triển bản thân không cảm thấy áp lực từ việc phải nhường nhịn hay gánh vác trách nhiệm.

Trẻ lớn không có nghĩa là phải chiều chuộng các em một cách vô điều kiện; đồng thời, con thứ hai cũng không nên quá tuân theo mệnh lệnh của anh chị lớn.

Khi giải quyết tranh chấp giữa hai con, bố mẹ nên đề cao nguyên tắc “công bằng và lẽ phải”. Sự công bằng giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, xây dựng nền tảng cho mối quan hệ anh chị em tốt đẹp hơn.

Sự yêu thương và quan tâm của cha mẹ cũng cần phải được thể hiện một cách công bằng. Đừng để đứa con lớn cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc bắt nạt vì sự xuất hiện của con thứ hai.

Nếu không cẩn thận, trẻ lớn có thể phát triển cảm giác ghen tị và bất công, dẫn đến những vấn đề tâm lý. Ngược lại, nếu con thứ hai được nuông chiều quá mức không có sự kỷ luật hoặc hướng dẫn, dễ trở nên ích kỷ, thiếu sự đồng cảm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy bố mẹ nên làm gì khi các con xảy ra xung đột?

Theo chuyên gia tâm lý, điều phù hợp nên làm bố mẹ hãy dạy trẻ hiểu rằng, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, dù ở độ tuổi nào, chỉ cần làm sai điều gì đó, phải nhận hình phạt.

Khi các con xảy ra xung đột và tranh chấp nên để trẻ giải quyết thông qua giao tiếp, thương lượng,...

Bố mẹ nên lưu ý một số chi tiết sau.

Bình tĩnh quan sát và hiểu rõ sự thật

Khi các con xảy ra xung đột, bố mẹ nên bình tĩnh quan sát và hiểu rõ mọi chuyện từ trong ra ngoài.

Đừng vội xen vào giữa, hãy cho các con  cơ hội tự giải quyết. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ có thể tự giải quyết vấn đề của mình?

Trường hợp trẻ không thể tự giải quyết và tìm đến sự giúp, lúc này hãy đưa ra hướng dẫn. Cộng với việc bình tĩnh quan sát trước có thể hỗ trợ giải quyết tranh chấp công bằng hơn.

Hãy lắng nghe ý kiến ​​của cả hai bên và khách quan

Sau khi bố mẹ can thiệp, nên cho các con thời gian để mô tả những gì đã xảy ra. Sau đó bố mẹ kiên nhẫn và lắng nghe cẩn thận lời kể của hai đứa trẻ.

Ngay cả khi trẻ thêm cường điệu hoặc bóp méo sự thật, đừng vội ngắt lời, hãy lắng nghe cẩn thận trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

Quá trình lắng nghe và quan sát biểu cảm có thể giúp trẻ trút bỏ được cơn tức giận bên trong. 

Quy định rõ ràng, công bằng và chính đáng

Đối với những gia đình có hai con, quy tắc thực sự quan trọng vì có thể giúp tránh được nhiều tranh chấp từ gốc. Khi có một hệ thống quy định rõ ràng, các con sẽ hiểu được những gì được phép và những gì không, từ đó giảm thiểu xung đột.

Tuy nhiên, để các quy tắc này phát huy hiệu quả, bố mẹ cũng phải hành động theo quy định và làm gương.

Ví dụ, việc các con luân phiên chơi đồ chơi và không làm tổn thương nhau là nguyên tắc cơ bản mà gia đình nào cũng cần có. Điều này giúp trẻ học cách chia sẻ mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp và tôn trọng lẫn nhau.

Nếu trẻ vi phạm các nguyên tắc này, bố mẹ cần phải phê bình nghiêm túc và áp dụng hình phạt hợp lý. Tuy nhiên, hình phạt không nên quá nặng nề mà phải mang tính giáo dục, giúp trẻ hiểu rằng việc vi phạm quy tắc có thể dẫn đến hậu quả.

Tất nhiên, đối với những đứa con nhỏ, bố mẹ vẫn cần dành nhiều thời gian hơn để giáo dục và hướng dẫn, giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của các quy tắc. Việc này có thể thực hiện thông qua các trò chơi tương tác, câu chuyện hoặc các hoạt động nhóm, nhằm tạo ra một không gian thú vị để trẻ tiếp thu kiến thức.

Ngoài ra, việc tạo ra một quy tắc cũng cần phải linh hoạt, nên điều chỉnh dựa trên từng tình huống cụ thể và sự phát triển của trẻ. Ví dụ, khi trẻ lớn hơn, các quy tắc có thể được điều chỉnh để phù hợp với khả năng tự lập và trách nhiệm. 

Khi quy tắc được thiết lập rõ ràng và nhất quán, trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn, phát triển những kỹ năng cần thiết để xử lý xung đột hiệu quả. Trẻ học được cách giải quyết vấn đề, thương lượng và thỏa hiệp, những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống sau này.

Cả gia đình đặt em bé sơ sinh nằm trên bàn ăn rồi quay tròn, hành động tiếp theo khiến ai cũng phẫn nộ
Cả gia đình đặt em bé sơ sinh nằm trên bàn ăn rồi quay tròn, hành động tiếp theo khiến ai cũng phẫn nộ
Phút đầu đứa trẻ còn giãy giụa nhưng sau đó thì nằm yên, có lẽ vì quá sợ hãi.
Bấm xem >>

Ngộ nghĩnh trẻ thơ

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/cau-be-tuc-gian-vi-bi-em-gai-xe-nat-bai-kiem-tra-me-ra-suc-benh-em-hanh-xu-nguoc-lai-cua-bo-dang-hoc-hoi-a126092.html