1. Giải quyết bất đồng một cách hòa bình: Xung đột giữa trẻ em xảy ra mọi lúc, ngay cả giữa những người bạn thân nhất. Vì vậy, cha mẹ phải chuẩn bị để con đối mặt với điều đó và đảm bảo rằng chúng biết cách xử lý. Hãy dạy con xác định nguồn gốc của xung đột và sau đó cùng nhau tìm ra giải pháp hòa bình. Ngoài ra, là tấm gương phản chiếu hành vi của con cái, cha mẹ cũng cần phải thể hiện giao tiếp tốt và sự đồng cảm. |
2. Biết đứng lên bảo vệ bản thân và người khác: Một cách hiệu quả là giúp trẻ xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, chúng sẽ hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau. Ngoài ra, cha mẹ hãy dạy trẻ em cách ngăn chặn những hành vi bắt nạt, khuyến khích con kết bạn với những bạn học mới hoặc bị cô lập. Điều này không chỉ giúp trẻ em phát triển kỹ năng xã hội mà còn giúp đỡ những bạn học đang gặp khó khăn. |
3. Có trách nhiệm và biết chăm sóc: Trách nhiệm là một thuật ngữ rộng, nó có thể bắt đầu từ việc cất đồ chơi, giúp đỡ việc nhà đến chăm sóc vật nuôi. Cha mẹ nên dạy trẻ thực hiện các nhiệm vụ không chỉ vì cha mẹ yêu cầu mà còn vì chúng hiểu rằng những việc đó cần phải được thực hiện. Đây là cách để giúp trẻ hình thành thói quen trách nhiệm và là chìa khóa để trẻ thành công trong học tập và cuộc sống nói chung. |
4. Quản lý thời gian: Cha mẹ có thể dạy con quản lý thời gian bằng cách thiết lập giờ đi ngủ và đảm bảo chúng học cách tự đi ngủ đúng giờ. Điều tương tự cũng áp dụng cho việc thức dậy. Bạn cũng có thể cùng con tạo thời gian biểu, để trẻ tự lên kế hoạch cho các hoạt động và nhiệm vụ hàng tuần của mình. Thiết lập thời gian ăn uống cố định cũng rất quan trọng, trẻ cần hiểu rằng cả gia đình cùng ăn chung và cùng một thời điểm. |
5. Hợp tác với người khác: Làm việc nhóm là một kỹ năng xã hội quan trọng, giúp trẻ em học cách tương tác, hợp tác và đóng góp cho một mục tiêu chung. Khi làm việc nhóm, trẻ em sẽ học được cách tôn trọng ý kiến và đóng góp của người khác, biết chấp nhận sự khác biệt, chia sẻ ý kiến của mình và tìm ra tiếng nói chung. |
6. Xin lỗi và tha thứ: Chỉ dạy con xin lỗi là không đủ. Cha mẹ cần đảm bảo trẻ hiểu lý do của lời xin lỗi, thay vì chỉ nói như một thói quen. Trẻ cần phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Mặt khác, cha mẹ đừng quên nhắc nhở con sự tha thứ rất quan trọng và trẻ nên làm điều đó thường xuyên hơn. |
7. Biết chấp nhận thất bại: Trẻ em có thể trải qua sự thất vọng rất sớm và chúng cần học cách đối phó với nó. Đầu tiên, cha mẹ hãy lắng nghe và thừa nhận những gì con đang trải qua, sau đó cung cấp góc nhìn và tìm kiếm giải pháp. Hãy cho trẻ biết rằng thất bại là một phần của cuộc sống và không hạ thấp chúng, thay vào đó hãy thể hiện niềm tin con sẽ khắc phục trong tương lai. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/truoc-khi-con-13-tuoi-cha-me-nhat-dinh-phai-day-dieu-nay-a112947.html