Hiện toàn quốc có khoảng 17.000 nhân viên thư viên. Ảnh: NB. |
Bà Nguyễn Thị Hoài (Bắc Giang) tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin, được bổ nhiệm vị trí nhân viên công nghệ thông tin, ngạch kỹ sư từ năm 2013 ở trường THPT.
Năm 2019, bà Hoài được ban giám hiệu phân công kiêm nhiệm thư viện. Năm 2020, bà có chứng chỉ bồi dưỡng thông tin thư viện; thư viện trường bà chưa đạt chuẩn.
Bà Hoài hỏi bà có được hưởng phụ cấp độc hại từ năm 2020 không, và bà có đủ điều kiện để bổ nhiệm sang chức danh thư viện viên hạng III không?
Trước câu hỏi trên, Bộ GD&ĐT đã có câu trả lời trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Cụ thể, Khoản 5 Điều 20 Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập quy định:
"Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung quy định tại thông tư này tiếp tục thực hiện các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và được áp dụng các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp độc hại, các phụ cấp khác như quy định của các bộ quản lý công chức, viên chức chuyên ngành, lĩnh vực".
Theo đó, viên chức được bổ nhiệm vị trí nhân viên công nghệ thông tin trong trường học được hưởng các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp độc hại, các phụ cấp khác như quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trường hợp viên chức muốn chuyển đổi vị trí việc làm sang viên chức thư viện trường học phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 02/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện; đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp theo quy định.
Theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT, hiện toàn quốc có khoảng 246.800 nhân viên trường học, trong đó có 17.000 nhân viên thư viên.
Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?
Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/bo-gddt-noi-ve-phu-cap-doc-hai-cua-nhan-vien-thu-vien-a112231.html