Nửa đêm thấy phòng con gái lớp 9 vẫn sáng đèn, mẹ lén mở cửa nhìn vào thì thấy cảnh tượng xót xa trên giường ngủ

Tưởng con gái đang ngủ, nhưng hoá ra không phải như vậy.

Tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy ghen tị với “con nhà người ta”, khi chứng kiến thành tích học tập xuất sắc của những đứa trẻ đó. Chính vì vậy mà họ mong muốn, thậm chí là ra sức thúc ép con em mình phấn đấu để đạt được thành tựu tương tự như thế. 

Tuy nhiên có một sự thật là năng lực và nhận thức của mỗi đứa trẻ khác nhau, và thành công của chúng không phải ngẫu nhiên mà ở đây luôn tồn tại một nguyên nhân cơ bản: tính tự giác. Những đứa trẻ này không chỉ học tốt mà còn tự lập, làm mọi thứ chăm chỉ mà không cần sự giám sát từ cha mẹ. Đây chắc chắn là tính cách mà phụ huynh nào cũng mong muốn con mình rèn dũa được.

Nửa đêm thấy phòng con gái lớp 9 vẫn sáng đèn, mẹ lén mở cửa nhìn vào thì thấy cảnh tượng xót xa trên giường ngủ - 1

Mới đây, một bà mẹ ở An Huy (Trung Quốc) đăng tải ảnh chụp lén con gái lớp 9 và kể về câu chuyện liên quan đến việc học của đứa trẻ đã nhận về nhiều sự chú ý từ hội phụ huynh, cộng đồng mạng. Ai đọc và xem qua hình ảnh người mẹ chia sẻ cũng không khỏi trầm trồ, xuýt xoa, thậm chí có người còn xúc động.

Cụ thể bà mẹ cho biết, con gái chị hiện đang học lớp 9, ở nhà con là đứa trẻ ngoan nhưng khá trầm tính. Vì ở tuổi này con cũng lớn rồi nên vợ chồng chị đã tạo điều kiện sắm cho con một chiếc điện thoại, khi cần thì bé sẽ mang ra sử dụng. Qua quan sát, người mẹ rất vui vì con không lạm dụng thiết bị này, bé thậm chí còn ít khi đụng vào nó nên chị cực kỳ tin tưởng đứa trẻ. 

Tuy nhiên vào một đêm khuya cách đây vài ngày, khoảng hơn 1 giờ sáng chị tỉnh dậy đi vệ sinh thì giật mình phát hiện phòng con gái vẫn sáng đèn. Tò mò không biết chuyện gì diễn ra trong phòng mà đứa trẻ lại chưa đi ngủ vào giờ này, người mẹ đã lén đẩy cửa phòng con và nhìn vào bên trong kiểm tra.  

Và rồi một cảnh tượng hiện ra trước mắt khiến chị không khỏi giật mình. Ban đầu thấy con gái đeo bịt mắt đang say giấc trên giường, người mẹ tưởng con đã ngủ nhưng quên tắt đèn học. Nào ngờ khi tiến lại gần giường con, người mẹ sững sờ khi bên cạnh đầu giường bé lại đặt một quyển sách tiếng Anh và điện thoại di động. 

Nửa đêm thấy phòng con gái lớp 9 vẫn sáng đèn, mẹ lén mở cửa nhìn vào thì thấy cảnh tượng xót xa trên giường ngủ - 2

Nửa đêm thấy phòng con gái lớp 9 vẫn sáng đèn, mẹ lén mở cửa nhìn vào thì thấy cảnh tượng xót xa trên giường ngủ - 3

Hoá ra đứa trẻ vẫn còn thức, miệng cứ lẩm bẩm như đang học bài. Chứng kiến hình ảnh này, người mẹ cho biết dù bản thân không phải lo lắng về việc học của con, nhưng tính siêng năng và tự giác của đứa trẻ mạnh mẽ đến mức này thực sự khiến chị có chút lo lắng.

“Tôi sợ rằng nếu con không chăm sóc sức khỏe bản thân, việc học hành chăm chỉ sẽ trở nên vô nghĩa. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, vì vậy tôi sẽ cố gắng nhắc nhở con đi ngủ sớm để đảm bảo rằng cơ thể bé có thể theo kịp với những nỗ lực học tập này” - người mẹ xúc động nói.

Như đã nói ở trên, tính kỷ luật, tự giác là yếu tố then chốt đối với sự thành công của một đứa trẻ. Mặc dù không thể đảm bảo rằng trẻ em có kỷ luật, tự giác sẽ vào được các trường đại học hàng đầu, nhưng thiếu nó chắc chắn sẽ khiến trẻ dễ thất bại.

Nhiều đứa trẻ từ khi còn nhỏ, đã nuôi dưỡng ước mơ thay đổi số phận của bản thân và gia đình thông qua sự nỗ lực. Tuy nhiên, chỉ có lòng kiên trì thôi thì chưa đủ. Trẻ thường rơi vào tình trạng giằng xé giữa bản tính lười biếng và những ham muốn nhất thời, dẫn đến việc không thể tự quản lý bản thân, mặc cho sự khuyến khích từ cha mẹ.

Kỷ luật, tự giác không phải là điều dễ dàng, nó là một hành trình lâu dài và được kiểm chứng qua những kết quả cụ thể. Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ phát triển tính tự giác? Đây là thách thức mà mọi bậc cha mẹ đều phải đối mặt.

1. Cha mẹ làm gương cho con về tính tự giác

Trong nhiều gia đình, cha mẹ thích làm theo ý mình, thiếu kế hoạch và mục tiêu, cực kỳ lười biếng trong cuộc sống. Họ không thể kiên trì theo đuổi bất kỳ sở thích, việc làm nào, điều này làm gương xấu cho con cái.

Như chúng ta đã biết, cha mẹ là những người thầy tốt nhất của con. Từ khi còn nhỏ, bé sẽ chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, nếu cha mẹ có thể đạt được tính tự giác cao trong cuộc sống hàng ngày, có sự khởi đầu và kết thúc trong mọi việc mình làm, căn cứ mọi mục tiêu vào hành động thực tế, thì con cái chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc và tích cực từ bố mẹ.

2. Nuôi dưỡng khả năng tự chủ hành vi của trẻ

Về bản chất con người, không ai thích bị gò bó và ai cũng thích được tự do. Điều này có nghĩa là trẻ thiếu khả năng tự chủ, điều chỉnh và không thể tập trung làm cùng một việc trong thời gian dài.

Ví dụ, trẻ thích ăn nhiều đồ ngọt, điều này dễ dẫn đến sâu răng. Cha mẹ thường giấu đồ ăn vặt, nhưng điều này về cơ bản không thể loại bỏ được vấn đề một khi gặp phải chúng, con cái sẽ ăn với số lượng lớn để thoả cơn thèm.

Nếu cha mẹ thỏa thuận với con vào thời điểm này, hãy cho trẻ ăn một gói đồ ăn nhẹ, nói với trẻ rằng ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ sẽ dẫn đến sâu răng và bàn bạc với trẻ về việc ăn ít hơn mỗi ngày. Khi con đồng ý, bố mẹ sẽ chú ý quan sát hành vi của bé và liên tục điều chỉnh, khuyến khích trong quá trình đó cho đến khi trẻ hình thành thói quen tự giác.

3. Dạy trẻ sử dụng thời gian một cách khôn ngoan

Nhiều trẻ thiếu tính kỷ luật, tự giác trong học tập thường liên quan đến việc sử dụng thời gian không hợp lý, khi nào nên học thì chơi giải trí, khi nào nên ngủ thì lại làm bài tập về nhà, lịch trình lộn xộn khiến việc tự kỷ luật trở nên cực kỳ khó khăn.

Cha mẹ cần khuyến khích con không ngừng tối ưu hóa và điều chỉnh lịch học tập, nghỉ ngơi, đồng thời cố gắng hết sức để phối hợp với việc quản lý thời gian của con. 

Camera ghi lại cảnh tượng trong phòng ngủ lúc nửa đêm, hành động con gái làm với bố gây xôn xao cõi mạng
Camera ghi lại cảnh tượng trong phòng ngủ lúc nửa đêm, hành động con gái làm với bố gây xôn xao cõi mạng
Không ngờ cô nhóc này lại “liều lĩnh” đến vậy!
Bấm xem >>

Ngộ nghĩnh trẻ thơ

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/nua-dem-thay-phong-con-gai-lop-9-van-sang-den-me-len-mo-cua-nhin-vao-thi-thay-canh-tuong-xot-xa-tren-giuong-ngu-a112164.html