Tôi nghĩ bản thân mình làm nên tội thì mình chịu là được rồi, hà cớ sao anh lại đặt những gánh nặng đó lên con cái.
Ảnh minh họa
Mới đây tôi vô tình đọc được một chia sẻ của một mẹ bỉm trên diễn đàn, tôi thấy trường hợp của chị sao mà giống mình đến vậy.
Tôi lấy chồng 1 năm thì sinh được một cậu con trai, hiện tại cháu được 3 tuổi. 3 năm qua tôi từng nhiều lần có ý định gửi con đi trẻ để ra ngoài kiếm tiền cũng là để đầu óc được thư giãn, thoải mái và không quá áp lực. Thế nhưng chồng liên tục không đồng ý về điều đó, anh nói rằng:
- Anh không cấm em đi làm nhưng con cái và gia đình là quan trọng nhất, em cố gắng ở nhà vài năm chăm cho con lớn, con đi học rồi lúc đó em ra ngoài kiếm tiền, đi chơi đâu đấy tùy em thích. Việc kinh tế em không cần phải lo, anh lo được hết.
Vậy là mỗi tháng anh đưa cho tôi 15 triệu để chi tiêu các việc vặt trong nhà và bỉm sữa cho con còn các công việc lớn tiền triệu, chục triệu trở nên anh xoay xở hết. Đổi lại tôi suốt ngày quần quật cơm nước, nhà cửa, bỉm sữa vì anh rất ít khi có thời gian ở nhà. Mỗi khi anh ở nhà cũng phụ tôi được việc chăm con và chơi với con nhưng không đáng kể.
Khi con được 2,5 tuổi, tôi tình cờ quen một người đàn ông khi đưa con đi nhà sách. Anh đã có gia đình, vợ và 3 con. Anh chủ động làm quen và bắt chuyện với tôi khi hai đứa nhỏ chơi với nhau. Ban đầu tôi cũng chỉ tính giao lưu, kết bạn cho đỡ buồn, có cùng chủ đề để giao tiếp. Thế nhưng không biết từ lúc nào, tôi ngã vào lòng người đàn ông ấy, có lẽ cũng vì chồng ít có thời gian dành cho mình.
Có lẽ chồng cũng nhận thấy những thay đổi của tôi nên âm thầm theo dõi từ bao giờ và biết chuyện tôi ngoại tình. Trong một lần vừa đi gặp người đàn ông ấy về tới nhà, chồng đã ngồi sẵn sofa đợi tôi.
Ảnh minh họa
Anh nhìn thấy tôi không lao vào đánh mắng, chửi bới mà chỉ đưa ra video quay cảnh tôi và người ấy bước vào nhà nghỉ cùng nhau. Sau đó chồng đề nghị tôi đưa số điện thoại của người kia cho anh.
Anh yêu cầu người kia chuyển 10 nghìn đồng vào tài khoản của mình cùng lời cam kết:
- Cậu trả 10 nghìn cho tôi coi như trả tiền cho những gì vợ tôi đã làm cho cậu. Từ giờ đừng xuất hiện trước mặt vợ chồng tôi nữa bằng không tôi sẽ cho gia đình cậu xem đoạn video mà tôi vừa quay được.
Những tưởng mọi thứ như thế là êm xuôi, chồng tha thứ cho việc tôi ngoại tình. Thế nhưng những việc anh làm sau đó lại đáng sợ hơn, anh đem con ra làm người hứng chịu hậu quả cho những việc làm của mẹ nó.
Theo đó, mỗi buổi sáng thức dậy chồng sẽ xuống siêu thị dưới nhà mua 2 chai sữa loại 1 lít, không đường và bắt con trai tôi phải uống hết trong ngày. Tất nhiên là đứa trẻ 3 tuổi không thể nào uống hết được chỗ sữa đó nhưng chồng tôi vẫn bắt nó uống cho bằng hết. Nếu đi ngủ mà uống chưa hết chồng sẽ lôi con dậy đêm để uống cho hết. Anh nói:
- Sữa được mua bằng tiền mẹ con vất vả kiếm được nên con không được bỏ phí.
Không chỉ thế, mỗi thứ anh mua cho con như đồ ăn, quần áo, giày dép, đồ chơi, anh đều nói rằng được mua bằng tiền mẹ phải vất vả "bán thân xác" mà có được nên con không được phép bỏ phí. Đứa trẻ nhiều lần ngô nghê hỏi lại mẹ:
- Bán thân xác là sao hả mẹ? Có vất vả lắm không mẹ?
Mỗi lần như thế lại như có vết dao cứa vào da thịt tôi.
Tôi ức quá không chịu được, thương con nên đành yêu cầu ly hôn vì tôi nghĩ:
- Anh mắng em cũng được, đánh em cũng được, thậm chí là bỏ em cũng được nhưng xin em đừng đem con ra gánh chịu hậu quả mà mẹ nó gây nên. Con không có tội gì, thời gian qua anh làm thế anh không thương con à?
Ảnh minh họa
- Lúc cô làm chuyện đó cô có nghĩ đến con không mà giờ cô có quyền thương xót cho nó?
Cực chẳng đã, tôi yêu cầu được ly hôn, mọi tài sản tôi để lại hết cho chồng và chỉ muốn mang con đi nhưng anh lại đưa ra yêu cầu:
- Cô sẽ phải ra đi tay trắng, kể cả đứa trẻ, nó cũng sẽ không ở với cô vì một người mẹ như cô không đủ tư cách để nuôi nấng nó nên người. Nếu cô không chấp nhận thì hãy tiếp tục cuộc sống như hiện tại và đừng bao giờ nghĩ tới việc giành nuôi con với tôi.
Tôi đã khóc quá nhiều vì nhận ra được sai lầm của bản thân mình nhưng cũng rất hận chồng mình, một người cha lỡ đem con mình ra để trả thù vợ.
Giờ tôi không biết phải làm thế nào để ly hôn với chồng mà không bại lộ chuyện ngoại tình và vẫn được nuôi con.
Tâm sự từ độc giả haivy...
Ly hôn là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, thường gắn liền với những cảm xúc đau thương và sự đau khổ. Khi một cuộc hôn nhân không còn tình yêu, nhiều cặp đôi quyết định chấm dứt mối quan hệ. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong quá trình này, họ không nên để con cái trở thành nạn nhân của những mâu thuẫn và thù hận giữa hai người.
1. Tình yêu và sự thay đổi trong hôn nhân
Tình yêu có thể biến đổi theo thời gian. Những cảm xúc nồng nhiệt ban đầu có thể nhạt dần và thay thế bởi sự không hài lòng, xung đột hoặc đơn giản là sự khác biệt trong cách sống. Khi tình yêu không còn, đôi khi việc ly hôn trở thành giải pháp hợp lý để mỗi người tìm kiếm hạnh phúc riêng.
2. Con cái - Nạn nhân vô tội
Trong bất kỳ cuộc ly hôn nào, con cái thường là những người chịu ảnh hưởng lớn nhất. Chúng không chỉ mất đi sự ổn định về mặt gia đình mà còn phải đối mặt với cảm giác tội lỗi, lo lắng và đôi khi là sự hoang mang. Hậu quả của những mâu thuẫn giữa cha mẹ có thể để lại những vết thương tâm lý sâu sắc cho trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển và mối quan hệ của chúng trong tương lai.
3. Tránh để con cái làm công cụ trả thù
Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà các bậc phụ huynh có thể mắc phải là dùng con cái như công cụ để trả thù nhau. Điều này có thể diễn ra qua việc nói xấu đối phương trước mặt con, hoặc cố gắng lấy lòng con để gây mâu thuẫn với người kia. Những hành động này không chỉ gây tổn thương cho trẻ mà còn làm gia tăng sự thù hận giữa hai người.
4. Tạo ra môi trường tích cực cho con cái
Sau khi quyết định ly hôn, điều quan trọng là cả hai phụ huynh cần hợp tác để tạo ra một môi trường tích cực cho con cái. Điều này bao gồm việc duy trì giao tiếp tích cực, tôn trọng lẫn nhau và đặt lợi ích của trẻ lên hàng đầu. Sự đồng thuận trong cách nuôi dạy con cái sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương, dù cha mẹ không còn sống chung.
5. Hỗ trợ tâm lý cho con cái
Bên cạnh việc tạo ra môi trường tích cực, việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ cũng rất quan trọng. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con cái chia sẻ cảm xúc của mình và tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia nếu cần. Điều này giúp trẻ hiểu rằng cảm xúc của chúng là bình thường và được chấp nhận.