8 mẹo nuôi dạy để con không tự coi mình là 'rốn vũ trụ'

Theo Bright Side, quá trình giáo dục ngay từ nhỏ có thể là nguồn gốc của chứng ái kỷ ở trẻ. Những đứa trẻ ái kỷ thường tự cao, dễ tự ái, coi mình là "rốn vũ trụ".

tre ai ky anh 1

1. Nuôi dạy sự đồng cảm từ nhỏ: Người ái kỷ ít quan tâm đến cảm xúc hoặc suy nghĩ của người khác. Họ chỉ quan tâm đến bản thân và khao khát và cảm xúc của riêng họ. Đó là lý do cần dạy con hiểu và học được sự đồng cảm. Hiểu người khác và thực sự cảm thông là những yếu tố hữu ích cho sự phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ. Hãy nhớ rằng cha mẹ là tấm gương đầu tiên của trẻ, vì vậy bạn cần làm gương bằng hành động hàng ngày của mình. Ảnh: Freepik.

tre ai ky anh 2

2. Tìm thứ gì đó khiến trẻ thích thú và đam mê: Mọi người thường không nghĩ sở thích có thể hữu ích trong việc phát triển cách sống của một đứa trẻ. Nhưng thực tế, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ gặp gỡ những người có cùng sở thích, từ đó xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh. Thành công trong một sở thích cũng giúp trẻ tự hào về bản thân và tăng cường lòng tự trọng. Ảnh: Freepik.

tre ai ky anh 3

3. Xây dựng ý thức trách nhiệm: Người ái kỷ thường không chịu trách nhiệm về hành động và hậu quả của mình, đặc biệt là những hành vi tiêu cực. Đó là lý do cha mẹ cần dạy con từ những sai lầm hoặc hành vi xấu của chúng, giải thích cho con hiểu tại sao hành vi đó là sai. Những điều này có thể giúp trẻ chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình và giảm thiểu đặc điểm này của người ái kỷ. Ảnh: Freepik.

tre ai ky anh 4

4. Đặt ra thử thách và mục tiêu cho trẻ: Người ái kỷ có xu hướng cho rằng mình đặc biệt và giỏi hơn người khác. Họ muốn được công nhận và ngưỡng mộ. Để tránh điều này, cha mẹ nên thường xuyên đặt ra những thử thách mới cho con cái. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng không ai hoàn hảo, mỗi người đều có hạn chế và cần nỗ lực để đạt được thành công. Khi đối mặt với thử thách và có thể là thất bại, trẻ sẽ học được cách khiêm tốn, biết ơn và tôn trọng người khác. Ảnh: Freepik.

tre ai ky anh 5

5. Khen ngợi khôn ngoan: Trẻ em thường xuyên tìm kiếm sự chấp thuận và sự chú ý từ cha mẹ. Đây là điều bình thường. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa việc lúc nào cũng nói với một đứa trẻ rằng chúng xinh và thông minh nhất lớp, với việc nói với chúng rằng chúng đang làm điều đúng đắn, rằng chúng rất đáng để những đứa trẻ khác phải nỗ lực hoặc quan tâm. Lời khen ngợi giúp ích lớn trong việc phát triển lòng tự trọng của trẻ, nhưng cha mẹ cần sử dụng một cách thông minh, vì quá nhiều lời khen có thể phản tác dụng. Ảnh: Freepik.

tre ai ky anh 6

6. Đặt giới hạn: Một người ái kỷ sẽ luôn muốn làm mọi thứ theo cách của riêng họ và đạt được những gì họ muốn. Đó là lý do cha mẹ phải biết cách đặt ra giới hạn nhưng không hạn chế sự tự do hoặc ý kiến ​​của con mình. Ví dụ, lập thời gian biểu cho các bữa ăn, giờ nghỉ và chơi mang lại cho trẻ cảm giác ổn định và an toàn. Những giới hạn do cha mẹ đặt ra giúp trẻ trưởng thành và hiểu rằng không phải lúc nào cũng có thể làm theo ý mình, điều này sẽ giúp trẻ phát triển tính kiên nhẫn. Ảnh: Freepik.

tre ai ky anh 7

7. Đừng so sánh: Những người tự ái thường có xu hướng so sánh bản thân với người khác để cảm thấy mình ưu tú. Để tránh điều này, cha mẹ cần dạy con cái rằng giá trị của mỗi người dựa trên nỗ lực và khả năng riêng của họ, chứ không phải so sánh với người khác. Việc so sánh con cái với nhau hoặc với người khác có thể khiến chúng cảm thấy tự ti hoặc tự hào thái quá, từ đó dẫn đến thái độ tự ái. Ảnh: Freepik.

tre ai ky anh 8

8. Đừng để con nghi ngờ về tình yêu của cha mẹ: Để tránh sự tự ái ở trẻ, điều quan trọng là khiến chúng cảm thấy được yêu thương vô điều kiện, hơn là nói với chúng và khiến chúng tin rằng chúng là những đứa trẻ đặc biệt. Bằng cách này, bạn giúp con cảm thấy mình được coi trọng bởi giá trị của chúng, chứ không phải sự so sánh với người khác. Ảnh: Freepik.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/8-meo-nuoi-day-de-con-khong-tu-coi-minh-la-ron-vu-tru-a107998.html