Sự ra đời của mỗi đứa trẻ là món quà vô giá mà ông trời ban tặng. Chính vì thế bất kì ai cũng mong muốn con chào đời bình an, khỏe mạnh là đủ hạnh phúc.
Gia đình chị Tiểu Ly (Trung Quốc) cũng giống như bao gia đình khác, khi biết chị Tiểu Ly mang bầu con đầu lòng, tất cả các thành viên đều hồi hộp từng ngày chờ đón đứa trẻ ra đời.
Cuối cùng, sau 9 tháng 10 ngày, chị Tiểu Ly cũng nhập viện hạ sinh một bé trai đáng yêu. Thế nhưng trong phòng sinh lúc ấy lại xảy ra một câu chuyện vô cùng đáng nhớ.
Theo chia sẻ của Tiểu Ly, con sơ sinh vừa được đưa ra khỏi bụng mẹ đã lập tức nhìn về phía cô và nở nụ cười rất tươi. Tiểu Ly cảm nhận được sợi dây liên kết tình mẫu tử vô cùng ấm áp với con. Thế nhưng trong lúc hạnh phúc đang ngập tràn ấy, trái tim Tiểu Ly bỗng chốc cảm giác như vỡ vụn khi thấy bác sĩ tét một cái vào mông con trai khiến đứa trẻ òa khóc nức nở.
Tiểu Ly vì quá mệt nên không thể nói gì nhưng mẹ chồng đứng bên cạnh đã lập tức đưa mắt nhìn bác sĩ bày tỏ sự khó hiểu.
Hiểu được ý của Tiểu Ly cũng như mẹ chồng cô, bác sĩ vừa thực hiện chuyên môn miệng vừa kiên nhẫn giải thích với gia đình rằng điều họ làm là muốn tốt cho đứa trẻ bởi trẻ sơ sinh chào đời nếu khóc sẽ tốt hơn là mỉm cười.
Sau khi nghe được những lời giải thích từ phía bác sĩ, Tiểu Ly và mẹ chồng cảm ơn bác sĩ rối rít. Nếu không có những lời nói đó của bác sĩ chắc chắn gia đình Tiểu Ly mãi sẽ không biết được lý do và trách lầm bác sĩ.
Vì sao trẻ sơ sinh phải khóc?
Bé thích nghi với môi trường mới tốt hơn
Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy khó chịu khi vừa rời khỏi bụng mẹ ấm áp và bước vào môi trường bên ngoài xa lạ. Sự khó chịu về mặt cảm xúc này thường được thể hiện qua việc khóc. Khóc không chỉ là cách giải tỏa cảm xúc mà còn là bước quan trọng để trẻ thích nghi với thế giới bên ngoài.
Khóc có thể giúp bé nhanh chóng thích nghi với không khí, nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài và các yếu tố môi trường khác, từ đó chuẩn bị tâm lý và thể chất cho cuộc sống sau này.
Giúp phổi hoạt động tốt hơn
Trong cơ thể người mẹ, thai nhi dựa vào nhau thai để cung cấp oxy và không cần phổi để thở. Tuy nhiên, khi sinh ra, bé cần tự thở bằng phổi để hoàn tất quá trình trao đổi oxy với thế giới bên ngoài. Khóc giúp phổi của trẻ sơ sinh mở ra và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ hô hấp.
Nếu trẻ không khóc kịp thời sau khi sinh, các bác sĩ thường vỗ nhẹ vào cơ thể trẻ để giúp phổi trẻ bắt đầu hoạt động trơn tru để trẻ có thể hít thở không khí một cách dễ dàng.
Sàng lọc bệnh sớm
Khóc là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ sơ sinh, và khó khóc hoặc không khóc có thể là dấu hiệu có nguy cơ về sức khỏe ở hệ hô hấp hoặc các cơ quan khác.
Vì vậy, việc cho trẻ khóc đúng lúc sau khi sinh có thể giúp các bác sĩ bước đầu đánh giá được tình trạng sức khỏe của trẻ, xác định các nguy cơ tiềm ẩn về bệnh tật và tạo điều kiện can thiệp, điều trị sớm.
Sự ra đời của một sự sống mới mang lại niềm vui và sự mong chờ cho nhiều người mới làm cha mẹ nhưng cũng mang lại nhiều điều chưa biết và lo lắng. Nắm vững kiến thức nuôi dạy con khoa học, hiểu biết về hành vi của bác sĩ, tích cực hợp tác khám bệnh sau khi bé chào đời là sự đảm bảo cho sức khỏe của trẻ sơ sinh tốt nhất.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/con-so-sinh-chao-doi-mim-cuoi-nhin-me-lien-bi-bac-si-tat-ba-noi-cam-on-roi-rit-a107939.html