1. Luôn cố gắng cứu con khỏi thất bại và rủi ro: Nhiều phụ huynh không chấp nhận nhìn con mình chật vật đối mặt một vấn đề nào đó, nhất là khi họ có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ đừng cố gắng giữ cuộc sống của con không có khó khăn, thách thức, thất bại và rủi ro. Bởi chính những điều này sẽ dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề. Quan trọng hơn, trẻ em sẽ học được cách đứng dậy sau những vấp ngã đó. Ảnh: Freepik. |
2. Bắt con "gánh" ước mơ của cha mẹ: Thay vì để con cái tự do khám phá và theo đuổi đam mê, một số phụ huynh lại cố gắng sống lại tuổi trẻ của mình thông qua con, ép con hiện thực hóa những ước mơ dang dở của họ. Lúc này, trẻ sẽ luôn mang cảm giác không được là chính mình và không có quyền quyết định cuộc sống của bản thân. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý và sự phát triển cá nhân của con trẻ. Vì vậy, thay vì định hình tương lai cho con, cha mẹ nên tạo ra một môi trường an toàn và khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh, từ đó tìm ra con đường đi riêng của mình. Ảnh: Freepik. |
3. Nuông chiều con quá mức: Cha mẹ có thể cảm thấy tội lỗi vì không có nhiều thời gian dành cho con cái, nên họ mua đồ đạc để bù đắp. Thậm chí, cha mẹ có thể ngại nói "không" với con để tránh làm con buồn hoặc giận dữ. Tuy nhiên, điều này gây hại. Trẻ có thể nghĩ rằng hạnh phúc phụ thuộc vào vật chất, và khi lớn lên, chúng có thể trở nên coi trọng vật chất hơn. Bên cạnh đó, khi được nhận quá nhiều thứ, trẻ có thể không biết cách trân trọng và giữ gìn chúng, điều đó khiến chúng đánh giá thấp giá trị của mọi thứ khi trưởng thành. Ảnh: Freepik. |
4. Tự phá vỡ quy tắc do mình đặt ra: Khi cha mẹ đặt ra những quy tắc nhưng lại không kiên định, thay đổi quyết định hoặc thậm chí tự phá vỡ quy tắc, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Trẻ có thể mất niềm tin vào cha mẹ và cảm thấy không an toàn, không biết nên tin tưởng vào điều gì. Sự thiếu nhất quán cũng có thể khiến trẻ khó xác định được bản thân và giá trị của mình. Ngoài ra, trẻ có thể cảm thấy không chắc chắn về khả năng ra quyết định của mình và thiếu tự tin trong việc đối mặt với thử thách. Ảnh: Freepik. |
5. Đánh giá thấp khó khăn học tập của trẻ: Khi con bạn dành quá nhiều thời gian để giải một bài Toán, đừng vội vàng dán nhãn chúng là lười biếng hoặc học dốt. Đôi khi, có những lý do sâu xa hơn khiến con gặp khó khăn trong học tập, ví dụ như khó khăn trong việc xử lý thông tin hoặc ghi nhớ. Cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con, ở bên cạnh và giúp đỡ trẻ trong quá trình học tập. Ảnh: Freepik. |
6. Làm gương xấu: Khi bạn dạy con cái điều gì là đúng, điều gì là sai, nhưng chính bản thân bạn lại không làm theo những điều đó, thì bạn đang trở thành một tấm gương xấu cho con học theo. Điều này giống như việc bạn đang soi gương và đổ lỗi cho hình ảnh của mình trong gương vậy. Con cái học hỏi từ hành động của cha mẹ nhiều hơn là lời nói. Vì vậy, muốn con cái làm gì, trước hết cha mẹ phải làm gương tốt cho con. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/6-hanh-vi-cua-cha-me-khien-tre-khong-hanh-phuc-khi-lon-len-a107585.html