1. Chưa thích nghi: Khi mới vào lớp, đặc biệt là lớp 1, trẻ nhỏ thường chưa quen với môi trường học tập mới. Sự thay đổi môi trường, quy tắc và yêu cầu học tập có thể khiến trẻ khó tập trung. Với trẻ lớn hơn có thể là sau kỳ nghỉ dài như nghỉ Tết, nghỉ hè, trẻ có thể mất đi thói quen học tập. Việc quay trở lại trường học đòi hỏi trẻ phải thích nghi lại với lịch trình học tập và yêu cầu học tập mới, dẫn đến khó khăn trong việc tập trung. Ảnh: Freepik. |
2. Không hiểu nội dung bài: Khi trẻ không hiểu bài, chúng có thể cảm thấy chán nản và mất hứng thú. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không còn chú ý đến bài giảng và dần dần bị tụt lại so với các bạn cùng lớp. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức cơ bản là rất quan trọng để duy trì sự tập trung và hứng thú học tập của trẻ. Ảnh: Freepik. |
3. Không đủ thách thức: Nhiều khi, trẻ không tập trung học bài không phải vì lười biếng mà đơn giản là vì bài học không đủ hấp dẫn hoặc quá dễ so với trí tuệ của chúng. Khi trẻ không được kích thích trí tò mò và không cảm thấy hứng thú với bài học, chúng dễ dàng mất tập trung và không quan tâm đến những gì giáo viên đang giảng dạy. Ảnh: Freepik. |
4. Bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài: Môi trường lớp học có thể chứa nhiều yếu tố gây mất tập trung, chẳng hạn như bạn cùng lớp nói chuyện riêng hoặc tiếng ồn bên ngoài. Một số trẻ có khả năng loại bỏ những yếu tố xao nhãng này kém hơn những trẻ khác, khiến việc tập trung vào lời giảng của giáo viên trở nên khó khăn hơn. Ảnh: Freepik. |
5. Thiếu động lực: Khi trẻ không biết mình học để làm gì, chúng sẽ cảm thấy việc học là vô nghĩa và không có động lực để cố gắng. Việc thiếu động lực dẫn đến việc trẻ không muốn học bài, không tập trung, không làm bài tập và cuối cùng là ảnh hưởng tới kết quả. Ảnh: Freepik. |
6. Không phù hợp với phương pháp giảng dạy: Mỗi trẻ em có một phong cách học tập riêng, có thể là thị giác, thính giác hoặc vận động. Nếu phương pháp giảng dạy của giáo viên không phù hợp với phong cách học tập của trẻ, trẻ sẽ khó hiểu bài, cảm thấy nhàm chán và mất tập trung. Ảnh: Pexels. |
7. Thể chất kém: Nếu không ngủ đủ 8-10 giờ mỗi đêm, trẻ sẽ không có đủ năng lượng để tập trung trong lớp. Bỏ bữa sáng cũng là một nguyên nhân khác khiến trẻ thiếu tập trung. Nếu đến lớp với chiếc bụng đói, con bạn dễ bị phân tâm hơn là sẵn sàng học tập. Ảnh: Freepik. |
8. Thiếu tổ chức: Khi trẻ đến lớp mà sách vở, đồ dùng học tập không được sắp xếp gọn gàng, chúng sẽ mất thời gian tìm kiếm những vật dụng cần thiết thay vì chú ý đến bài giảng của giáo viên. Điều này dẫn đến tình trạng mất tập trung và ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ. Ảnh: Pexels. |
9. Lo lắng quá mức: Lo lắng về các vấn đề trường học như điểm số, kiểm tra, bạo lực... có thể là một nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng mất tập trung ở trẻ em. Ví dụ, khi cảm thấy quá tải hoặc căng thẳng về một môn học, trẻ có thể "từ bỏ" và không còn quan tâm đến môn học đó nữa, dẫn đến điểm số giảm và mất tự tin.Ảnh: Freepik. |
10. Mắc một số hội chứng: Trong một số trường hợp, trẻ dễ mất tập trung có thể xuất phát từ các hội chứng như giảm chú ý (ADD), tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc chứng khó đọc (Dyslexia). Trong những trường hợp này, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia giáo dục đặc biệt có thể giúp trẻ khắc phục khó khăn và cải thiện khả năng tập trung, từ đó đạt được thành tích học tập tốt hơn. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/10-ly-do-khien-con-ban-hay-mat-tap-trung-o-lop-a107443.html