Tây Du Ký: Bí ẩn về điều cuối cùng Bồ Đề Tổ Sư dạy cho Tôn Ngộ Không

Bồ Đề Tổ Sư không chỉ là người truyền thụ cho Tôn Ngộ Không những phép thần thông mà còn là một nhân vật mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

Bồ Đề Tổ Sư được biết đến là người thầy đầu tiên và có ảnh hưởng lớn nhất đến Tôn Ngộ Không. Vị đại tiên này đã truyền thụ cho Ngộ Không 72 phép thần thông biến hóa và thuật Cân Đẩu Vân, giúp Ngộ Không trở thành một trong những nhân vật mạnh mẽ và nổi bật nhất trong Tây Du Ký. Tuy nhiên, thân phận của Bồ Đề Tổ Sư lại vô cùng huyền bí, và ông chỉ xuất hiện trong một phần ngắn nhưng đầy ý nghĩa trong tác phẩm.

Bồ Đề Tổ Sư là người đã khai mở cho Tôn Ngộ Không con đường tu luyện.

Bồ Đề Tổ Sư là người đã khai mở cho Tôn Ngộ Không con đường tu luyện.

Sau khi học thành tài, Tôn Ngộ Không không giấu nổi sự đắc ý, thường xuyên sử dụng các phép biến hóa để khoe khoang và làm trò tiêu khiển. Khi biết chuyện, Bồ Đề Tổ Sư đã nghiêm khắc nhắc nhở học trò:

"Ngộ Không, lại đây! Ta hỏi ngươi sử dụng tinh thần thế nào? Biến thế nào ra cây tùng? Công phu ấy có thể đùa cợt trước mặt mọi người sao? Giả sử ngươi thấy người khác có, ắt phải cầu người ta. Người khác thấy ngươi có, ắt phải cầu ngươi. Nếu ngươi sợ tai vạ, ắt phải truyền cho người ta. Nếu không truyền sẽ bị hại, tính mệnh nhà ngươi khó mà giữ nổi". Qua đó, ông muốn dạy cho Ngộ Không về sự khiêm tốn và tầm quan trọng của việc giữ kín những bí mật.

TIN LIÊN QUANKiếm hiệp Kim Dung: Bí ẩn về hai bảo vật Võ Đang bị Nhật Nguyệt Thần Giáo đánh cắpNgười hùng thầm lặng đã cứu cả bộ phim Tây du ký 1986Người hùng thầm lặng đã cứu cả bộ phim Tây du ký 1986

Sau khi nhắc nhở học trò, Bồ Đề Tổ Sư quyết định đuổi Ngộ Không rời đi, đồng thời yêu cầu Ngộ Không thề rằng dù có xảy ra chuyện gì cũng không được tiết lộ mình từng là đệ tử của ông. Bài học về sự khiêm tốn chính là bài học cuối cùng mà Tổ Sư dạy cho Ngộ Không. Tổ Sư muốn Ngộ Không biết rằng sức mạnh cần được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, và rằng sự kiêu ngạo có thể dẫn đến những tai họa khôn lường.

Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt trong cuộc đời của Tôn Ngộ Không mà còn phản ánh triết lý sâu sắc của Tây Du Ký: sự tự do và sức mạnh chỉ thực sự ý nghĩa khi đi kèm với trách nhiệm và sự khiêm nhường.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!

Quốc Tiệp

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/tay-du-ky-bi-an-ve-dieu-cuoi-cung-bo-de-to-su-day-cho-ton-ngo-khong-a107429.html