Ngày nay khi xã hội đang càng trở nên hiện đại, các sản phẩm điện tử đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi gia đình. Không chỉ người lớn đều sở hữu điện thoại thông minh, mà những thiết bị như máy tính bảng và trò chơi điện tử cũng là thứ "đồ chơi" quen thuộc hàng ngày của con trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và khả năng giải trí mà những sản phẩm điện tử này mang lại, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Sự chủ quan, không kiểm soát của bố mẹ trong quá trình con trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử chính là “con dao hai lưỡi”. Đây là vấn đề đáng báo động đối với nhiều phụ huynh ngày nay.
Cách đây không lâu, mạng xã hội Trung Quốc bùng nổ tranh luận về một trường hợp của cậu bé 5 tuổi liên quan đến việc lạm dụng thiết bị điện tử quá mức dẫn đến hệ luỵ đáng tiếc, và bố mẹ của nhóc tỳ đã bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội.
Theo đó, vợ chồng chị Chu đều là công nhân văn phòng và thường xuyên phải làm thêm giờ vào cuối tuần, khiến họ không có nhiều thời gian dành cho con trai 5 tuổi của mình. Để bù đắp cho con vì thiếu đi sự đồng hành của bố mẹ bên cạnh, vợ chồng chị Chu đã quyết định mua cho đứa trẻ một chiếc máy tính bảng, với hy vọng rằng "đồ chơi" này sẽ giúp con tự giải trí.
Ban đầu, cậu nhóc chỉ thỉnh thoảng mới mang thiết bị điện tử này ra sử dụng khi buồn chán, thế nhưng theo thời gian, đứa trẻ trở nên phụ thuộc và không thể rời xa thiết bị này dù chỉ một chút. Mỗi sáng khi thức dậy, việc đầu tiên thằng bé làm là mở máy tính bảng và chơi với nó một cách cực kỳ chăm chú, say mê. Vợ chồng chị Chu thấy vậy liền lên tiếng nhắc nhở con trai nhiều lần, nhưng trong guồng quay công việc bận rộn, họ vẫn không thể nào kiểm soát được con 24/24 mỗi ngày.
Và rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, một hôm đứa trẻ đột nhiên kêu đau mỏi mắt. Lúc kiểm tra, vợ chồng chị Chu cũng nhận thấy đôi mắt của con đang có dấu hiệu bất thường so với trước đây. Vì lo lắng có vấn đề bất ổn xảy ra với con, nên chị Chu đã ngay lập tức đưa đứa trẻ đến bệnh viện.
Sau khi khám, bác sĩ lắc đầu nói “đã quá muộn” và thông báo rằng đứa trẻ đã bị bệnh mắt lác kèm theo đó là cận thị, khả năng phục hồi rất khó khăn vì tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, nặng hơn chứ không nhẹ chút nào. Không cần hỏi người thân, vị bác sĩ này cũng biết được nguyên nhân dẫn đến hệ quả đáng buồn của con trai chị Chu là vì bố mẹ đã để con tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều, thậm chí là nghiện.
Nghe kết luận từ bác sĩ, chị Chu vô cùng hoang mang, ôm mặt hối hận, lúc này chị mới nhận ra lỗi lầm của bản thân khi đã bỏ bê con để rồi đứa trẻ phải trả một cái giá quá đắt như thế!
Thực tế thì trong thời đại công nghệ ngày nay, các thiết bị điện tử hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, và các bậc phụ huynh không thể ngăn cản hoàn toàn việc con mình tiếp cận chúng. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà phải có cách giáo dục và hướng dẫn trẻ sử dụng thiết bị điện tử đúng cách.
Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề nghiện chơi điện thoại của trẻ em?
Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ nghiện điện thoại hay nghiện chơi game, cha mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:
- Không nên đe dọa hay cấm trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Công nghệ không có lỗi, các biện pháp ép buộc không phải giải pháp tốt. Chính sự ngăn cấm mới chính là nguồn gốc gây nên sự mất tập trung của trẻ.
Nguyên nhân chính là do cơ thể con người luôn cần các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Trí não của trẻ cũng như vậy. Việc cấm đoán con trẻ sẽ làm chúng cả ngày chỉ nghĩ đến điện thoại và máy tính. Sự "thèm khát" do không được thỏa mãn ham muốn sẽ khiến trẻ bị mất tập trung mà thôi.
Tổ chức Sức khỏe Cộng đồng Malaysia (Public Health Malaysia) cũng đã chia sẻ rằng các bậc cha mẹ không nên ngăn con cái của mình sử dụng điện thoại bằng cách dọa nạt trẻ. Tổ chức này giải thích rằng việc dọa con như thế có thể dẫn đến trải nghiệm đau thương cho trẻ và sẽ tồn tại mãi trong trí nhớ của chúng.
- Thiết lập cho trẻ các nguyên tắc dùng điện thoại
Thay vì cấm đoản trẻ sử dụng điện thoại. Cha mẹ vẫn nên cho trẻ tiếp xúc với điện thoại vì trong thời đại công nghệ thông tin, sẽ rất thiệt thòi cho trẻ nếu chúng không biết cách sử dụng các thiết bị thông minh. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ nên đặt ra các nguyên tắc khi sử dụng điện thoại.
Các bậc cha mẹ phải quản lý chặt chẽ con cái ngay từ khi còn nhỏ, cho trẻ sử dụng điện thoại di động vào một thời điểm cố định hàng ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần là một tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị di động để chơi game, internet và mạng xã hội, bởi vì mọi thái độ và hành động của các bậc phụ huynh luôn là bài học thực tiễn sâu sắc để các con noi theo và học tập mỗi ngày.
- Mang đến cho trẻ những hoạt động giải trí khác
Muốn con cai điện thoại, cha mẹ thật sự không cần phải đe dọa con về tác hại của điện thoại như bà mẹ trẻ trong câu chuyện trên. Trên thực tế, cha mẹ chỉ cần tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí khác như chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa, chơi các loại đồ chơi lành mạnh và kích thích phát triển trí não như xếp hình, lego,...
Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi thể thao, cùng con đi tham quan, du lịch,... Các hoạt động này vừa có thể mang lại cho trẻ những trải nghiệm lý thú vừa khiến trẻ quên mất sự tồn tại của chiếc điện thoại di động.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/me-phat-hien-mat-con-trai-5-tuoi-co-van-de-bat-thuong-dua-den-bac-si-lien-lac-dau-da-qua-muon-a107201.html