1. Con vui mừng khi gặp bạn: Tiến sĩ Tâm lý giáo dục Elanna Yalow nói với Yahoo News rằng nếu trẻ em có sự gắn bó lành mạnh với cha mẹ, các em sẽ rất vui mừng mỗi khi được gặp vì các em cảm thấy thoải mái và an toàn khi ở bên. Tiến sĩ cũng nói rằng nếu đón con tan học, bạn nhận được nụ cười và cái ôm rất chặt của con, đó là một dấu hiệu đáng mừng. |
2. Con hướng về nơi phát ra giọng nói của bạn: Thạc sĩ, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ trẻ em Michelle Mintz nói rằng ngay từ những năm tháng sơ sinh, trẻ đã thể hiện mối liên kết chặt chẽ với cha mẹ thông qua việc nhận biết và có phản ứng với giọng nói của cha mẹ. "Khi chào đời, trẻ nhận ra giọng của bạn và hướng về nơi phát ra giọng nói đó. Đó là khoảnh khắc gắn kết đầu tiên của bạn và con, cũng là dấu hiệu để bạn biết con kết nối với bạn", thạc sĩ nói. |
3. Con luôn đưa mắt tìm bạn: Theo chuyên gia nuôi dạy trẻ Kristene Geering, trẻ nhỏ thích khám phá xung quanh nhưng thỉnh thoảng vẫn đưa mắt tìm cha mẹ để biết cha mẹ đang ở đâu. Đây là dấu hiệu cho thấy con tin tưởng và luôn muốn kết nối với bạn. Nữ chuyên gia giải thích rằng trẻ nhỏ đã học được một điều rằng cha mẹ, người giám hộ sẽ luôn trông chừng và đảm bảo các em được an toàn, những đứa trẻ tin tưởng cha mẹ sẽ luôn tin vào điều đó. |
4. Con thoải mái thể hiện cảm xúc trước mặt bạn: Việc trẻ thoải mái thể hiện cảm xúc dấu hiệu cho thấy các em rất tin tưởng cha mẹ và hiểu rằng cha mẹ sẽ tôn trọng những cảm xúc đó. Tiến sĩ Elanna Yalow nói rằng đôi khi, con rất khó vượt qua những cảm xúc như buồn bã, tức giận, nhưng thất vọng. Nhưng nếu con thể hiện điều đó, chứng tỏ rằng các em cảm thấy đủ an toàn để thành thật với cảm xúc của bản thân, các em cảm thấy gia đình đủ tin cậy để đón nhận và hỗ trợ các em vượt qua những cảm xúc của mình. |
5. Con muốn cho bạn thấy mọi thứ: Con gặp khó khăn, hay con đạt được thành tích tốt, dù là chuyện gì, con cũng muốn chia sẻ với bạn. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy trẻ thực sự tin tưởng và muốn gắn bó với cha mẹ. Thạc sĩ Michelle Mintz lấy ví dụ khi con bạn tự hào và muốn chia sẻ một điều các con đang làm, điều đó có nghĩa là các con muốn chia sẻ khoảnh khắc đó và muốn được gắn bó với bạn trong những phút giây như vậy. |
6. Con tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn: Trẻ nhỏ vốn tò mò và thích tự mình khám phá mọi thứ, nhưng nếu con tìm đến sự giúp đỡ của bạn trong một tình huống bất kỳ, đó là dấu hiệu cho thấy con coi trọng sự hiểu biết của bạn và tin tưởng bạn sẽ giúp chúng. Vì thế, nếu con ngỏ ý được giúp đỡ, cha mẹ nên vui vẻ đón nhận, cùng con tìm cách giải quyết thay vì chối bỏ hoặc nổi nóng với con. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/dau-hieu-cho-thay-con-cai-tin-tuong-ban-tuyet-doi-a106779.html