Trưởng thành có nghĩa là biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, chịu trách nhiệm về sai lầm của bản thân thay vì đổ lỗi và chấp nhận khác biệt của người khác. Tuy nhiên, nhiều cặp cha mẹ dù trưởng thành về thể chất nhưng lại chưa trưởng thành về cảm xúc. Điều đó có thể dẫn tới những hậu quả tiêu cực đối với con cái. Dưới đây là những dấu hiệu của phụ huynh được đánh giá là chưa trưởng thành về mặt cảm xúc. Ảnh: Shutterstock. |
1. Chỉ biết chăm sóc nhu cầu vật chất của con: Cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm thường chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con như đồ ăn, nhà cửa, giáo dục, chăm sóc trẻ khi ốm. Họ không giỏi trong việc hỗ trợ cảm xúc của trẻ. Khi con cái lo lắng hoặc buồn phiền về điều gì đó, họ có thể gạt bỏ những cảm xúc đó vì không thể hiểu được tại sao một đứa trẻ được cung cấp đầy đủ lại có thể gặp vấn đề. Ảnh: Freepik. |
2. Không biết cách thể hiện cảm xúc của mình: Khi nói đến việc thể hiện những cảm xúc sâu sắc, cha mẹ chưa trưởng thành thường không thoải mái với việc bày tỏ lòng mình. Một đứa trẻ cần biết rằng chúng được yêu thương, nhưng những bậc cha mẹ như vậy không giỏi trong việc thể hiện tình cảm. Điều này có thể là do cách họ được nuôi dưỡng trước đây. Khi lớn lên, họ sợ mình sẽ bị đánh giá là yếu đuối khi để lộ tình cảm sâu sắc, gần gũi với con. Ảnh: Pexels. |
3. Thường xuyên nổi nóng với trẻ: Một phần của việc không thể bộc lộ cảm xúc là do không biết cách kiểm soát chúng. Vì vậy, cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc có thể thường xuyên mất bình tĩnh và thậm chí đổ lỗi cho con cái của họ về bất cứ điều gì khiến họ khó chịu. Dù chỉ là đứa trẻ nhưng con cái họ rất cẩn thận về những gì mình nói hoặc làm xung quanh cha mẹ vì sợ rằng điều đó sẽ khiến họ tức giận. Ảnh: Freepik. |
4. Hành vi không ổn định: Cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc dễ bị ảnh hưởng bởi người khác hoặc các yếu tố ngoại cảnh. Tâm trạng của họ có thể thay đổi thường xuyên, cũng như cách họ tương tác với con cái. Họ có thể quan tâm quá mức đến cuộc sống của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau đó đột nhiên trở nên thờ ơ và dè dặt hơn. Ảnh: Pexels. |
5. Không gắn kết tình cảm: Gắn kết tình cảm là việc cha mẹ cần làm để duy trì mối quan hệ với con cái hay những thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, trong một gia đình có cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc, gánh nặng của việc này đổ lên vai đứa trẻ. Chúng phải chịu trách nhiệm hàn gắn mối quan hệ, ngay cả khi trẻ không phải lý do gây nên căng thẳng đó. Trong khi đó, người lớn lại thờ ơ, không quan tâm hoặc không chịu nhận lỗi và thay đổi. Ảnh: Freepik. |
6. Không chấp nhận sự khác biệt: Cha mẹ chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường nghĩ rằng họ là người duy nhất biết cách làm đúng. Nếu trẻ có ý kiến khác, họ cũng không bao giờ tìm tiếng nói chung và gạt bỏ quan điểm của trẻ. Vì vậy, khi còn nhỏ, trẻ thường phải làm mọi thứ theo cách cha mẹ muốn và những gì họ tin là tốt nhất cho con. Ảnh: Pexels. |
7. Hành động trẻ con: Cha mẹ chưa trưởng thành không thể kiểm soát cảm xúc của mình một cách hiệu quả, dẫn đến những hành vi trẻ con và thiếu chín chắn. Họ không bao giờ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình nhưng luôn mong đợi con cái tự hiểu được những cảm xúc mà họ đang trải qua và những gì họ cần. Nếu đứa trẻ không biết điều đó, họ có thể trở nên khó chịu và khiến đứa trẻ cảm thấy tội lỗi vì không đáp ứng được nhu cầu cha mẹ muốn. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/7-dau-hieu-cha-me-chua-truong-thanh-khien-tre-ton-thuong-a106706.html