Câu hỏi khiến cô gái 22 tuổi dừng tiêm thuốc an tử vào phút cuối

Hà LanCâu hỏi trước khi tiêm thuốc an tử của bác sĩ khiến Romy từ bỏ ý định này, mong muốn được tiếp tục cuộc sống.

Hiện tại, Romy tiếp tục học tập trong lĩnh vực giáo dục và sống tại một cộng đồng hỗ trợ người từng có vấn đề tâm lý. Khi được hỏi điều gì mang lại hy vọng, cô cười: "Nghe có vẻ điên rồ, nhưng tôi thực sự thích việc trả tiền thuê nhà. Nó mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của tôi".

Hôm 13/11, cô kể bản thân mắc chứng trầm cảm, rối loạn ăn uống và biếng ăn do bị lạm dụng từ nhỏ. Năm 18 tuổi, cô đưa ra quyết định đau lòng là kết thúc cuộc đời theo luật pháp Hà Lan, cho phép an tử trong một số trường hợp nhất định. Romy mất 4 năm vận động bác sĩ, cơ quan chức năng và gia đình để được trợ tử (VAD).

Nhưng vào năm 2023, khi nằm trên giường bệnh ở thành phố Leiden, cô đột nhiên thay đổi suy nghĩ. Trước đó, cô đã nhìn thấy chiếc quan tài sẽ đưa mình đến nhà xác. Mẹ cô ở bên, anh trai đang đợi tại vườn bệnh viện. Bác sĩ đứng cạnh giải thích lần cuối quy trình tiêm thuốc theo luật an tử của. Romy đồng ý, nhưng bất chợt toát mồ hôi, tim đập thình thịch khi nghĩ đến kết cục sắp xảy ra.

Khi bác sĩ chuẩn bị tiêm, Romy được đặt hỏi câu hỏi cuối cùng theo luật Hà Lan: "Cô có chắc chắn không?". Lúc này, cô và mẹ bắt đầu khóc lớn. Romy quyết định dừng lại.

Sau khi từ bỏ ý định an tử, Romy lại yêu cầu được kết thúc cuộc đời và lên lịch tiêm thuốc một ngày sau đó. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ liên tục từ bác sĩ tâm lý, gia đình và bạn bè, cô quyết định tiếp tục điều trị tổn thương. Giờ đây, Roma chắc chắn với ý nghĩ "muốn sống".

"Tôi không hối hận về hành trình này. Vì đã từng rất gần với cái chết, tôi thấy cuộc sống thật quý giá. Nó không phải lúc nào cũng tốt đẹp, nhưng giờ tôi biết có ánh sáng cuối đường hầm", cô nói.

Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc an tử. Ảnh: Adobe Stock

Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc an tử. Ảnh: Adobe Stock

23 năm trước, Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc an tử dành cho những bệnh nhân "thành tâm và hoàn toàn tin" rằng họ đang trải qua đau khổ không thể chịu đựng, không có khả năng cải thiện.

Năm 2023, 9.068 người ở Hà Lan được an tử, tăng so với 8.720 người năm 2022, chiếm hơn 5% tổng số ca tử vong ở nước này. Hầu hết trường hợp an tử đều do bác sĩ thực hiện.

VAD cũng được hợp pháp hóa trên tất cả bang của Australia, trừ lãnh thổ phía Bắc. Dù luật ở mỗi bang hơi khác nhau, chúng vẫn có những điểm tương đồng. Một người đủ điều kiện an tử nếu: từ 18 tuổi trở lên, là công dân Australia hoặc thường trú nhân; có năng lực quyết định, hành động tự nguyện và không bị ép buộc; có yêu cầu VAD lâu dài; mắc bệnh, ốm đau, bệnh tình tiến triển, sẽ gây tử vong hoặc không thể chữa khỏi, đang chịu đựng đau khổ không thể thuyên giảm theo cách bình thường.

Thục Linh (Theo NY Post)

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/cau-hoi-khien-co-gai-22-tuoi-dung-tiem-thuoc-an-tu-vao-phut-cuoi-a106600.html