Cô giáo ra đề làm văn giới thiệu bản thân, bé tiểu học viết 4 từ khiến giáo viên câm nín

Lời than thở của cậu nhóc làm ai nấy cũng cười xỉu.

Cô giáo ra đề làm văn giới thiệu bản thân, bé tiểu học viết 4 từ khiến giáo viên câm nín - 1

Không lém lỉnh, không nghịch ngợm thì không phải là trẻ nhỏ, đó là câu nói mà rất nhiều người lớn nhận xét mỗi khi nhắc về những “búp măng non”. Ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học, quả thực hầu như đứa trẻ nào cũng còn rất non nớt, thích chơi hơn học và thường muốn gì làm đó, nghĩ gì nói đó. Cũng vì đặc điểm này mà không ít thầy cô giáo phải đối diện với những tình huống “dở khóc dở cười” với học sinh trong quá trình dạy các bé học.

Đơn cử như một bài làm văn của cậu nhóc tiểu học được chia sẻ trên mạng xã hội, và trở nên viral vì nội dung mang tính giải trí cao của nó. Cụ thể, với chủ đề "viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về bản thân mình" được cô giáo giao, thay vì cậu học sinh trả lời bình thường như các bạn khác, giới thiệu về tên gọi, rồi kể ra những sở thích, tính cách của bản thân thì nhóc tỳ này lại chỉ viết vỏn vẹn 4 từ mà khi đọc xong giáo viên cũng phải câm nín, “bó tay” trước độ lầy lội của cậu học trò.

Theo đó, nguyên văn phần trình bày của cậu bé tiểu học là: “Em đã kiệt sức" .

Cô giáo ra đề làm văn giới thiệu bản thân, bé tiểu học viết 4 từ khiến giáo viên câm nín - 2

Có lẽ không chỉ cô giáo mà ai đọc xong câu trả lời cũng phải cười xỉu vì độ hài hước, lém lỉnh và nghĩ gì nói nấy của nhóc tỳ. Tuy nhiên nhìn kỹ đề bài văn, có thể thấy yêu cầu của bài tập nằm ở câu thứ 4, điều này đồng nghĩa là trước đó cậu bé đã phải hoàn thành câu hỏi 1,2 và 3, đến câu thứ 4 thì có lẽ đã “cạn văn” nên mới viết ra lời than thở với cô giáo. 

Dẫu bài làm mang tính giải trí cao, nhưng sự thật không thể chối bỏ là phần trình bà của nhóc tỳ không đúng nội dung, đã thế còn sai chính tả tùm lum nên hẳn giáo viên cũng khó có đánh giá và cho điểm số cao. 

Mặc dù không biết thực hư ra sao, nhưng quả thực có nhiều bài văn của các bé tiểu học khiến người khác rất “khó đỡ”. Những bài văn của trẻ em thường phản ánh chân thực những suy nghĩ, cảm xúc và cách nhìn thế giới của chúng. Dẫu cho nội dung chưa hoàn thiện, cấu trúc có thể còn ngô nghê và chưa đạt yêu cầu, nhưng chính sự thật thà đó lại là điều quý giá. Việc trẻ viết ra những suy nghĩ của mình, dù không theo khuôn mẫu hay chuẩn mực nào, thể hiện sự sáng tạo và cá tính riêng biệt của chúng.

Thực tế, việc khuyến khích trẻ trình bày ý tưởng và cảm xúc của mình là rất quan trọng, vì điều này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn nuôi dưỡng lòng tự tin trong việc thể hiện bản thân. Những bài văn này, mặc dù có thể khiến người lớn phải bật cười hoặc cảm thấy buồn cười, nhưng chúng cũng là cơ hội để giáo viên và gia đình nhìn nhận được những gì trẻ thực sự đang nghĩ và cảm nhận.

Từ đó, giáo viên và phụ huynh có thể đưa ra những định hướng phù hợp, giúp trẻ hiểu rõ hơn về cách xây dựng một bài văn có cấu trúc tốt hơn, đồng thời vẫn giữ được sự chân thành và tự nhiên trong cách diễn đạt. Điều này không chỉ giúp trẻ tiến bộ trong việc viết văn mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà trẻ cảm thấy được chấp nhận và khuyến khích. Qua những bài văn giản dị nhưng đầy ý nghĩa ấy, chúng ta có thể thấy được tiềm năng phát triển của trẻ, từ những điều nhỏ bé nhất, và cách mà giáo dục có thể định hình tương lai của các em.

Để góp phần giúp con học tốt môn văn, bố mẹ cần giúp con phát huy khả năng tư duy và trí tưởng tượng phong phú thông qua:

- Đọc sách và kể chuyện cho con nghe

Đọc sách và kể chuyện là cách tuyệt vời để khơi gợi trí tưởng tượng và phát triển khả năng ngôn ngữ cho con. Bố mẹ có thể chọn các tác phẩm phù hợp với độ tuổi và sở thích của con, cùng thảo luận về nội dung và khuyến khích con đưa ra ý kiến của mình.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể để con tự chọn một số câu chuyện để đọc hoặc kế lại, như vậy thì có thể giúp con rèn luyện khả năng ghi nhớ, sự tự tin và tư duy sáng tạo.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

- Cung cấp đồ chơi và dụng cụ sáng tạo

Cung cấp đồ chơi và dụng cụ sáng tạo là một trong những cách tuyệt vời nhất, để giúp con phát triển khả năng sáng tạo và tư duy logic. Bố mẹ có thể cung cấp cho con các loại đồ chơi và dụng cụ sáng tạo như lego, mô hình giấy, bút chì, màu vẽ, xếp hình, mô hình khoa học...

Khi con được cung cấp đồ chơi và dụng cụ sáng tạo, con sẽ được khuyến khích để khám phá sơ đồ, tự tạo ra các mô hình, bức tranh hay giải các câu đố, từ đó giúp con rèn luyện khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và đồng thời kích thích trí não phát triển.

- Khuyến khích con tham gia hoạt động nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội

Tham gia hoạt động nghệ thuật và thể thao không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng về nghệ thuật và thể chất, mà còn giúp khơi gợi sự sáng tạo và khả năng tư duy vượt trội của trẻ.

Bên cạnh đó, việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, giúp đỡ người khác, tham gia các câu lạc bộ và nhóm học tập... cũng là phương pháp hiệu quả để trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, trau dồi kiến thức và khơi gợi sự sáng tạo của mình.

- Không giới hạn con trong tưởng tượng

Bố mẹ cần đồng hành và không giới hạn trẻ trong tưởng tượng, tạo điều kiện, môi trường và cho phép con tự thực hiện ý tưởng, cũng như suy nghĩ của mình một cách tự nhiên và thoải mái nhất.

Khi trẻ được khuyến khích tưởng tượng, trẻ có thể tìm thấy chính xác và khám phá thế giới xung quanh bằng con đường sáng tạo hơn.

Cô giáo ra đề văn miêu tả sự lạc quan, bài làm của bé lớp 2 bị chấm 1 điểm, ai đọc cũng cười ngất
Cô giáo ra đề văn miêu tả sự lạc quan, bài làm của bé lớp 2 bị chấm 1 điểm, ai đọc cũng cười ngất
Không ai ngờ cậu bé lại nghĩ ra được đáp án “bá đạo” như thế.
Bấm xem >>

Con vào lớp 1

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/co-giao-ra-de-lam-van-gioi-thieu-ban-than-be-tieu-hoc-viet-4-tu-khien-giao-vien-cam-nin-a106450.html