Màu sắc làn da là một trong những yếu tố được khá nhiều bậc cha mẹ quan tâm bởi nó quyết định đến ngoại hình của trẻ. Về mặt nghiên cứu khoa học thì hầu hết màu sắc làn da khi trẻ chào đời đều chịu ảnh hưởng di truyền từ bố và mẹ. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt hiếm, trẻ sơ sinh sẽ có màu sắc làn da khác cả bố lẫn mẹ. Đơn cử như câu chuyện đang gây xôn xao mạng xã hội xứ Trung những ngày qua.
Đó là trường hợp của một bà mẹ 33 tuổi ở Thượng Hải nước này hạ sinh một bé trai khỏe mạnh và có làn da đen khiến toàn bệnh viện náo loạn. Sở dĩ như vậy là vì cả người vợ và người chồng đều là người Trung Quốc và có làn da màu vàng. Bởi thế khi con chào đời lại mang màu da đen đã khiến cả hai bất ngờ.
Mọi nghi vấn ban đầu đổ dồn về phía ê kíp đỡ đẻ cho người mẹ. Tuy nhiên y tá và các bác sĩ đều khẳng định không hề trao nhầm con cho họ.
Ngay sau đó, nhiều người đặt nghi vấn liệu danh tính người bố ruột thực sự của đứa trẻ không phải là người đàn ông có mặt ở bệnh viện hay không, tức là họ nghi ngờ người mẹ đã ngoại tình và sinh ra một đứa trẻ có màu sắc da khác lạ như vậy. Người chồng có mặt tại bệnh viện cũng tỏ ra vừa bất ngờ vừa tức giận.
Ngay lập tức các chuyên gia đã vào cuộc và chỉ ra nguyên nhân thực sự của trường hợp lạ lẫm này.
Theo Tiến sĩ Zhang Jiaming, Trưởng khoa Ưu sinh Di truyền tại Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) đồng thời cũng là chuyên gia về di truyền, ông cho biết hoàn toàn có trường hợp bố mẹ là người da vàng sinh con có màu da đen. Tuy nhiên những trường hợp như thế này rất hiếm.
Ông nói rõ hơn, nếu cả bố và mẹ đều mang gen melanin (một sắc tố da tự nhiên, màu tóc, da và mắt ở người và động vật) lặn khiến con có làn da đen. "Vì gen melanin này là gen lặn nên ngay cả khi cả cha và mẹ đều có gen melanin lặn này thì vẻ bề ngoài của họ vẫn là da vàng. Đứa con vô tình được thừa hưởng cả 2 gen melanin lặn nên mới có làn da đen".
Một khả năng khác cũng có thể xảy ra đó là đứa trẻ "đột biến gen". Do đột biến gen trong quá trình hình thành trứng được thụ tinh, có thể gây ra những bất thường ở một số đặc điểm sinh lý của em bé, bao gồm cả màu da.
Ngoài ra màu sắc da cũng có thể phần nào báo hiệu một căn bệnh nào đó mà trẻ mắc phải. Chính vì thế bố mẹ cũng cần phải đặc biệt theo dõi thêm.
Ngoài ra các chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm, việc trẻ sinh ra có làn da sẫm màu hơn không có nghĩa là chủng tộc hay tổ tiên của chúng đã thay đổi mà là một bất thường về mặt sinh học. Khi trẻ lớn lên và phát triển, màu da có thể dần trở nên bình thường nhưng điều này cần một khoảng thời gian nhất định và sự quan sát y tế chuyên nghiệp.
Thực tế đây cũng không phải là trường hợp hiếm gặp trên thế giới khi con sinh ra có màu da khác với màu da của bố mẹ.
Năm 2010, cặp vợ chồng da đen được gọi là Ben và Angela (sống tại Woolwich, phía nam London, Anh) đã khiến các chuyên gia trong lĩnh vực di truyền kinh ngạc vì đã sinh ra một cô bé xinh xắn. Em bé này da trắng, tóc xoăn vàng, mắt xanh và được bác sĩ thăm khám cẩn thận, hoàn toàn không bị chứng bạch tạng.
Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy cô bé là ruột thịt của gia đình này, dù màu da khác biệt.
Được biết, anh trai và chị gái của cô bé này đều là những đứa trẻ có da màu đen giống bố mẹ. Trong khi người đàn ông này luôn tin tưởng vợ và sự chào đời của em bé như một phép màu nhưng anh chị của bé này thì khăng khăng cho rằng cô bé không phải là em của mình.
Gia đình đã phải mang cô bé đi xét nghiệm ADN. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy cô bé là ruột thịt của gia đình này, dù màu da khác biệt.
Không chỉ có trường hợp của vợ chồng Ben và Angela mà nhiều cặp vợ chồng khác cũng nhận về kết quả con hoàn toàn bình thường về sức khỏe và có máu mủ với mình nhưng mà da lại hoàn toàn khác biệt.
Nguyên nhân có thể được lý giải như thế nào?
Theo di truyền thông thường, màu da của trẻ hầu hết được di truyền từ bố mẹ. Nếu bố mẹ có làn da sẫm màu thì rất khó có chuyện con sẽ được sở hữu làn da trắng và ngược lại, bố mẹ có làn da trắng thì rất khó có chuyện con sở hữu làn da sẫm màu, da đen.
Trong trường hợp bố mẹ mỗi người một màu da đen hoặc trắng thì rất có thể con sẽ có màu da trung lập, nhưng trong nhiều trường hợp, con sẽ được di truyền đặc theo màu da bố hoặc mẹ. Rất ít trường hợp hy hữu bố mẹ da đen sinh con da trắng hoặc bố mẹ da trắng sinh con da đen như trên xảy ra.
Theo các chuyên gia đứng đầu ngành nhân học di truyền tại ĐH Oxford giải thích, sự pha trộn dòng giống chủng tộc, những biến thể thay đổi về làn da sáng hơn hay đen hơn khác với màu da bố mẹ có thể do sự pha trộn của gen. Đây là những trường hợp rất hiếm gặp.
Giáo sư Bryan Sykes, người đứng đầu chuyên ngành nhân học di truyền tại ĐH Oxford cho biết: "Trong sự pha trộn dòng giống chủng tốc, những biến thể thay đổi về làn da sáng hơn có thể bộc lộ ra ở những thế hệ sau. Điều này khiến đứa trẻ sinh ra có màu da khác với bố mẹ. Trường hợp này có thể do có sự pha trộn của gen.
Nói một cách dễ hiểu hơn là cả ở bố và mẹ đứa bé đều có tổ tông da trắng và gen màu da này bị lặn qua các thế hệ, nhưng đến thế hệ con của họ thì bộc lộ ra. Tuy vậy, đây là những trường hợp rất hiếm".
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/con-chao-doi-nao-loan-benh-vien-nguoi-dan-ong-bi-nghi-ngo-khong-phai-bo-ruot-su-that-kho-tin-a106020.html