"Cảm nắng" là một phần lành mạnh của cuộc sống vì nó dạy cho trẻ biết nhiều điều về các mối quan hệ, đồng thời giúp các em hiểu hơn về bản thân. Mặt khác, việc phải lòng một ai đó cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ buồn, suy sụp và khó giải quyết vấn đề. Lúc này, cha mẹ sẽ phải là người đóng vai trò dẫn dắt, giúp con vượt qua những vấn đề đang gặp phải. |
Đầu tiên, bạn cần trò chuyện với con về việc này nhằm giúp con hiểu và tôn trọng cảm xúc cũng như cơ thể của mình. Nếu con ở tuổi vị thanh niên, bạn cần trò chuyện với con nhiều hơn vì nhiều đứa trẻ yêu đương theo cách gây áp lực cho nhau để tiến đến việc tiếp xúc thể xác và quan hệ tình dục. Bạn có thể nói với con rằng: "Nếu con cảm thấy áp lực, con đừng làm gì cả, chỉ cần tin vào cảm xúc của chính mình. Dù con tò mò, con cũng không cần phải nói đồng ý với bạn trai/bạn gái của con". |
Nếu con bạn thích một người nhưng không được đáp lại, bạn đừng coi nhẹ và nói những điều như "tình yêu con nít thôi con" hay "rồi con sẽ quên bạn đó thôi". Thay vào đó, bạn hãy an ủi con, để con được buồn vì chuyện tình cảm của mình. Nhưng bạn nên cũng nên mạnh với con rằng việc bị từ chối là điều bình thường trong cuộc sống, không phải lúc nào con cũng tìm được đúng người ngay lập tức và không phải lúc nào chuyện tình cảm cũng được hồi đáp. |
Nếu con bạn quá ám ảnh về người mình thích, hoặc dành quá nhiều thời gian cho người đó đến mức bỏ bê việc học và các mối quan hệ bạn bè, bạn nên giúp con đặt ra ranh giới và tìm hiểu vì sao con lại trở nên ám ảnh như vậy. Chuyên gia xã hội học lâm sàng Stephanie Haen nói với Metrofamily Magazine rằng điều này có thể là dấu hiệu cho thấy con đang gặp vấn đề gì đó, ví dụ như khó khăn ở trường, hoặc vòng tròn xã hội của con có những bất ổn. |
Cha mẹ cũng không nên tiết lộ chuyện tình cảm của con với người khác, đặc biệt là với bạn bè của con. Sự vô ý của cha mẹ có thể khiến con xấu hổ, thậm chí con sẽ mất niềm tin với những người con tin tưởng nhất. Ngoài ra, bạn cũng không nên áp đặt chuyện yêu đương của con theo mong muốn của riêng bạn. Điều này có thể khiến con không thoải mái và không còn muốn chia sẻ với bạn. |
Nếu con bạn đang ở độ tuổi tiểu học, bạn có thể gợi ý và sắp xếp một buổi đi chơi cho con và người bạn đó. Nhưng bạn lưu ý bạn vẫn cần đặt ra ranh giới cho con, dạy con cách duy trình tình cảm trong sáng với người bạn đó. Đồng thời, cha mẹ cũng nên cho con hiểu rằng ngoài việc cảm nắng một người bạn, con vẫn nên kết nối với những người bạn khác để phát triển các kỹ năng xã hội. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/nen-lam-gi-khi-dua-con-tuoi-teen-cua-ban-phai-long-ai-do-a105990.html