7 sai lầm phổ biến khi kỷ luật trẻ

Mắng mỏ trẻ giữa nơi đông người, làm trẻ xấu hổ, quá khắt khe là những sai lầm phổ biến mà phụ huynh có thể mắc phải khi kỷ luật trẻ.

nuoi day con anh 1

1. Lập tức quát mắng trẻ: Thật khó để giữ bình tĩnh khi con bạn ném đi đồ vật quan trọng hoặc yêu thích của bạn, nhưng việc quát mắng khiến trẻ khó tập trung vào việc sửa chữa lỗi lầm và thay đổi hành vi. Theo trang Parents, trẻ em không thể tiếp thu bài học khi bị la hét. Bạn có thể thay đổi cách tiếp cận, giải quyết hành vi sai trái của trẻ bằng sự bình tĩnh và áp dụng kỷ luật tích cực. Cách này có thể không giải quyết được vấn đề ngay lập tức, nhưng về lâu dài, trẻ sẽ thay đổi hành vi. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 2

2. Mắng mỏ công khai: Trách mắng con trước mặt người khác không phải là cách giải quyết hiệu quả. Khi bạn làm vậy, trẻ có thể tập trung nhiều hơn vào việc ai đang nghe cuộc trò chuyện hơn là những gì cha mẹ đang cố dạy chúng. Trẻ cũng có thể cảm thấy xấu hổ, sợ hãi và thậm chí nổi loạn. Thay vào đó, bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh để nói về những gì vừa xảy ra. Nếu bạn không thể tìm được chỗ thích hợp ngay lúc đó, hãy chỉ ra hành vi sai trái của con bạn một cách ngắn gọn và cho chúng biết bạn sẽ thảo luận về điều đó ở nhà. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 3

3. Nói chung chung: Bạn đã nói với con mình hàng triệu lần rằng không được ném áo khoác xuống sàn, vậy tại sao chúng vẫn tiếp tục làm vậy? Rất có thể, trẻ không thực sự hiểu những gì bạn yêu cầu. Vì vậy, hãy đưa ra hướng dẫn của bạn, nói với con những gì chúng nên làm, càng cụ thể càng tốt. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 4

4. "Mua chuộc" bằng phần thưởng: Để trẻ chấm dứt ăn vạ, bạn nhanh chóng hứa mua kẹo, đồ chơi cho chúng. Chiến lược này có vẻ hiệu quả, nhưng chỉ trong một thời điểm. Thường xuyên sử dụng phần thưởng để điều khiển hành vi của trẻ có thể dẫn đến việc trẻ trở nên ích kỷ và chỉ làm những gì được yêu cầu khi có lợi cho chúng. Trẻ cần hiểu rằng hành vi đúng đắn không đi kèm với phần thưởng; đó đơn giản là điều cần làm. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 5

5. Nói đi nói lại: Bạn có bao giờ nghĩ rằng nói đi nói lại sẽ khiến con ghi nhớ lỗi sai và khắc phục? Đây là sai lầm. Việc nói đi nói lại nhiều lần có thể khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và không tập trung vào những gì bạn đang nói. Khi con mắc lỗi, hãy tập trung vào việc giải thích nguyên nhân và hậu quả của hành vi đó, thay vì nói nhiều lời không cần thiết. Nói ngắn gọn, rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về hành vi của mình. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 6

6. Làm trẻ xấu hổ: Nhiều bậc phụ huynh kỷ luật con bằng cách làm trẻ xấu hổ, như so sánh, chế giễu hành vi của trẻ để kích thích con ngoan ngoãn hơn. Nhưng cách làm này lại mang đến những hậu quả không mong muốn. Khi bị làm trẻ xấu hổ, con sẽ cảm thấy không an toàn và tự ti về bản thân. Chúng có thể trở nên rụt rè, ngại giao tiếp và khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ. Việc liên tục bị so sánh hoặc chỉ trích sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không đủ tốt, từ đó làm giảm lòng tự trọng của trẻ. Để đối phó với cảm giác xấu hổ, trẻ có thể trở nên nổi loạn, chống đối hoặc thậm chí là tự làm hại bản thân. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 7

7. Quá khắt khe: Khi tức giận, cha mẹ dễ đưa ra những hình phạt quá nặng so với lỗi lầm của con. Việc này không chỉ thiếu công bằng mà còn khiến trẻ cảm thấy bị trừng phạt quá mức và có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Để kỷ luật có hiệu quả, hình phạt cần phải phù hợp với lỗi lầm của trẻ và giúp trẻ hiểu được hậu quả hành vi của mình. Trước đó, hãy thiết lập các quy tắc rõ ràng để giúp trẻ hiểu được ranh giới. Ảnh: Freepik.

nuoi day con anh 8

8. Không nhất quán: Khi trẻ thấy cha mẹ không nhất quán trong việc thực hiện quy tắc, trẻ sẽ cảm thấy bối rối và không hiểu rõ đâu là điều đúng, điều sai. Điều này tạo ra sự nhầm lẫn và khiến trẻ khó phân biệt giữa hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận. Ngoài ra, khi cha mẹ không kiên định với những quy tắc đã đặt ra, trẻ sẽ khó hình thành kỷ luật tự giác và tuân thủ các quy tắc. Ảnh: Freepik.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/7-sai-lam-pho-bien-khi-ky-luat-tre-a105746.html