Hà Nội sẽ số hóa 360° toàn bộ các di tích văn hóa

Việc ứng dụng công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan tại di tích, bảo tàng, điểm tham quan du lịch đồng thời cập nhật đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Theo Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn đến 2025 và các năm tiếp theo vừa được ban hành, UBND Tp.Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phát triển di sản văn hóa.

Cụ thể, chính quyền Hà Nội yêu cầu các đơn vị phải tư liệu hóa, số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu thành phố về di sản văn hóa; ứng dụng công nghệ số hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan tại di tích, bảo tàng, điểm tham quan du lịch; cập nhật với cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Đối với di tích thành phố quản lý, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng khung ý tưởng, xác lập bộ tiêu chí tạo lập cơ sở dữ liệu; số hóa 360° cảnh quan, kiến trúc và không gian di tích; số hóa 2D và nhập liệu toàn bộ hồ sơ di tích, di sản Hán Nôm tại di tích, tài liệu lưu trữ liên quan tới di tích; thiết kế hệ thống, thiết kế giao diện website và app;

Lập trình các tính năng nhà quản trị; Số hóa 3D di sản vật thể tiêu biểu, số hóa di sản phi vật thể; Biên soạn thuyết minh hiện vật: dịch thuật và chú thích hiện vật có chữ Hán Nôm; nghiên cứu và viết thuyết minh hiện vật, di tích.

Hà Nội sẽ số hóa 360° toàn bộ các di tích văn hóa- Ảnh 1.

Hà Nội có số lượng di tích nhiều nhất cả nước, trong đó nhiều di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt, có di tích đã được UNESCO vinh danh (Ảnh: Hữu Thắng).

Hà Nội cũng sẽ số hóa toàn diện di tích: bao gồm hiện vật, cảnh quan, kiến trúc, bi kí, thư tịch, lễ hội, hồ sơ di tích, các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Kiến trúc và cảnh quan khu di tích; Di vật, hiện vật trong di tích;

Tài liệu lưu trữ về di tích, các nhân vật gắn liền với di tích và vùng phụ cận giúp hỗ trợ giới thiệu nghiên cứu lịch sử văn hóa, phục hồi lịch sử và đánh giá giá trị di tích; Tài liệu bản vẽ, bản dập các hiện vật, cấu kiện kiến trúc, mỹ thuật trên giấy giúp hỗ trợ công tác tu bổ, bảo tồn, tôn tạo di tích;

Lập trình chức năng chung người sử dụng; ra mắt website cơ bản với một số tính năng xem danh sách di tích; tìm kiếm và tra cứu thông tin di tích; tích hợp tính năng xem vị trí di tích trên bản đồ và dẫn đường; tích hợp tham quan 360 độ tại di tích; tour guide thông minh;

[E] “Chạm vào lịch sử” Hoàng Thành Thăng Long qua công nghệ thực tế ảoLàm “sống lại” di tích bằng công nghệ số

Quản trị số phục vụ bảo tồn, phát triển: Xây dựng phương án quản lý dữ liệu theo hướng tiếp cận quản trị số; Từng bước xây dựng kết cấu mạng lưới quản trị di tích; xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hỗn hợp; xây dựng phương án phân cấp quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu; xây dựng phương án và cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu với các bảo tàng, thư viện ở Việt Nam và trên thế giới; xây dựng quy chuẩn kĩ thuật cho các định dạng tài liệu và chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu.

Đối với di tích quận huyện, thị xã quản lý, UBND thành phố yêu cầu thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý ở lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế, thực hành, trao truyền,...) tại địa phương;

Xây dựng khung ý tưởng, xác lập bộ tiêu chí tạo lập cơ sở dữ liệu; số hóa 360° cảnh quan, kiến trúc và không gian di tích; số hóa 2D và nhập liệu toàn bộ hồ sơ di tích, di sản Hán Nôm tại di tích, tài liệu lưu trữ liên quan tới di tích; thiết kế hệ thống, thiết kế giao diện website và app; lập trình các tính năng nhà quản trị; Số hóa 3D di sản vật thể tiêu biểu, số hóa di sản phi vật thể…

Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/ha-noi-se-so-hoa-360-toan-bo-cac-di-tich-van-hoa-a102566.html