Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Campuchia, Indonesia đổ bộ giúp Việt Nam xuất khẩu bỏ xa cả thế giới: Chiếm giữ hơn 60% thị phần, nước ta thu về hàng tỷ USD kể từ đầu năm

Hiện nay có đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ đang mạnh tay thu mua mặt hàng này từ Việt Nam.

Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Campuchia, Indonesia đổ bộ giúp Việt Nam xuất khẩu bỏ xa cả thế giới: Chiếm giữ hơn 60% thị phần, nước ta thu về hàng tỷ USD kể từ đầu năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hồ tiêu là một trong những mặt hàng nông sản chủ đạo của Việt Nam, được mệnh danh là kho báu tỷ đô khi thu về hàng tỷ USD. Đáng chú ý, hiện nước ta đang dẫn đầu về xuất khẩu trên thế giới khi chiếm đến 60% thị phần. Hạt tiêu và gia vị của Việt Nam hiện đã xuất khẩu đi hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm lĩnh nhiều thị trường quan trọng.

Bên cạnh nguồn cung trong nước, hạt điều nhập khẩu là trợ lực quan trọng để nước ta củng cố vị trí xuất khẩu này. Theo thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 9 đạt 2.430 tấn với trị giá hơn 13,6 triệu USD, tăng mạnh 63% về lượng so với tháng trước đó.

Như vậy tính đến hết tháng 9, Việt Nam đã nhập khẩu 23.778 tấn hồ tiêu các loại, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 102 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Về chủng loại, tiêu đen đạt 20.890 tấn và tiêu trắng đạt 2.888 tấn.

Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Campuchia, Indonesia đổ bộ giúp Việt Nam xuất khẩu bỏ xa cả thế giới: Chiếm giữ hơn 60% thị phần, nước ta thu về hàng tỷ USD kể từ đầu năm- Ảnh 2.

Xét về thị trường, Brazil, Campuchia và Indonesia là 3 nhà cung cấp hạt tiêu chủ yếu cho Việt Nam. Đối với Brazil, sản lượng nhập khẩu từ thị trường này đạt 8.512 tấn, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước.

Campuchia là nhà cung cấp lớn thứ 2 với 6.651 tấn, tăng mạnh 95% so với cùng kỳ. Đáng chú ý hạt tiêu từ Indonesia chứng kiến mức tăng trưởng mạnh 134% với 6.317 tấn, đồng thời là nhà cung cấp lớn thứ 3 cho Việt Nam.

Theo đánh giá của VPA, sản lượng tiêu của Việt Nam năm 2024 ước giảm 10% so với năm 2023, chỉ còn khoảng 170.000 tấn - mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Diện tích trồng hồ tiêu cũng ngày càng bị thu hẹp do nông dân chuyển đổi cây trồng trong khi nguồn cung hạt tiêu trên thị trường toàn cầu đang thiếu hụt gần 100.000 tấn so với nhu cầu. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, lượng hồ tiêu trong dân gần như không còn, chỉ còn ở trong các đại lý và kho của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu El Nino vào đầu năm đã liên tục tác động đến việc canh tác sản xuất và duy trì vườn tiêu của người nông dân. Tiếp sau đó là hiện tượng La Nina tác động đến tâm lý người nông dân, nhất là trong thời điểm hiện tại giá sầu riêng và cà phê đang ở mức cao nên vẫn chưa đủ hấp dẫn để tái canh hồ tiêu ồ ạt.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá hồ tiêu thế giới sẽ duy trì ở mức cao trong ngắn hạn do nguồn cung hạn chế. Brazil và Indonesia đang vào vụ thu hoạch, trong khi nhu cầu thế giới không tăng mạnh, cùng với việc Trung Quốc không mua nhiều dẫn đến giá chỉ có khả năng tăng nhẹ.

Ở chiều xuất khẩu, tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 203.000 tấn hồ tiêu, với trị giá hơn 1 tỷ USD, giảm 1,5% về lượng nhưng tăng tới 46,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự báo trong thời gian cuối năm với việc giá xuất khẩu đang thuận lợi, năm 2024 ngành hồ tiêu sẽ mang về 1,3 tỷ USD.


Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/hang-chuc-nghin-tan-vang-tren-cay-tu-campuchia-indonesia-do-bo-giup-viet-nam-xuat-khau-bo-xa-ca-the-gioi-chiem-giu-hon-60-thi-phan-nuoc-ta-thu-ve-hang-ty-usd-ke-tu-dau-nam-a102506.html