Trả lời:
Chúng tôi chưa có thông tin về tiền sử tiêm chủng của bạn như từng mắc sởi chưa, tình trạng sức khỏe hiện nay ra sao, vì vậy chưa thể tư vấn cụ thể. Trường hợp đã tiêm đủ hai mũi thì hiệu quả phòng bệnh lên đến 98%. Còn nếu bạn từng mắc bệnh sởi lúc nhỏ thì đã có miễn dịch với sởi. Nghĩa là, nếu thuộc hai trường hợp này, bạn không cần tiêm nữa.
Ngược lại, nếu bạn chưa tiêm phòng vaccine hoặc chưa ghi nhận từng mắc bệnh, khả năng mắc sởi rất cao. Sởi là bệnh truyền nhiễm có mức độ lây nhiễm hàng đầu, một người mắc có thể lây sang 12-18 người. Bạn nên cách ly cùng với bé, hạn chế tiếp xúc người trong gia đình, vệ sinh nơi ở và dinh dưỡng hợp lý. Trong thời gian này, chúng tôi chưa khuyến cáo bạn tiêm vaccine.
Nếu sau khi cách ly cùng bé và tự theo dõi triệu chứng từ 7-14 ngày, bạn không có dấu hiệu nhiễm sởi thì có thể thực hiện tiêm phòng. Phác đồ là hai mũi vaccine cách nhau một tháng.
Đối với bố của bạn đã 70 tuổi, bác cần thực hiện các bước trên, theo dõi và tự phòng tránh bệnh sởi. Thời gian tới bác có thể tiêm chủng nếu chưa nhiễm sởi trong đợt này.
Sởi là bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp. Người lớn có thể nhiễm sởi, nguy cơ gặp biến chứng tăng dần theo độ tuổi do hệ miễn dịch suy yếu. Biểu hiện bệnh gồm đau cơ, chán ăn, nổi ban 3-4 ngày. Một số trường hợp bị sốt, đau đầu sau khi hết ban, thay đổi về ý thức, lú lẫn, có thể đã gặp biến chứng viêm não, viêm tủy do sởi.
Vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Hiện Việt Nam có ba loại: mũi sởi đơn, loại phòng sởi - rubella và sởi - quai bị - rubella. Hiệu quả của vaccine sởi lên đến 98% khi tiêm đủ ít nhất hai mũi.
Người lớn chưa tiêm hoặc không nhớ lịch sử chủng ngừa, cần tiêm hai mũi vaccine. Ngoài ra, người lớn cần kết hợp nhiều biện pháp phòng bệnh như: đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc bệnh viện, rửa tay bằng xà phòng, giữ nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên khử trùng các bề mặt chung như tay nắm cửa, bàn ăn...
Bác sĩ Huỳnh Trần An Khương
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.
Link nội dung: https://phunuvathoidaivn.com/co-nen-tiem-vaccine-trong-khi-cham-soc-tre-mac-soi-a100945.html