Làm ngay 6 điều này để con bạn thành người lạc quan

Admin

Theo nhà tâm lý học xã hội Martin Seligman, lạc quan liên quan đến nhiều lợi ích, bao gồm giảm trầm cảm, thành công hơn và sức khỏe thể chất tốt hơn.

nuoi day con lac quan anh 1

1. Đừng che chắn con khỏi những trở ngại: Theo ParentCo., điều quan trọng là dạy con rằng luôn có những trở ngại trên con đường thành công. Khi bạn che chắn con khỏi những trở ngại, bạn đang ngăn cản con học hỏi từ thất bại. Theo Martin Seligman, trẻ em nên được phép trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực - như lo lắng - vì đó là một phần bình thường của cuộc sống. Những cảm xúc này dạy trẻ xử lý chúng một cách lành mạnh và phù hợp với xã hội. Ảnh: Freepik.

nuoi day con lac quan anh 2

2. Trải nghiệm thành công: Khi một người đạt được một mục tiêu hoặc hoàn thành một nhiệm vụ, nó sẽ tăng cường sự tự tin và động lực của họ để tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn nữa. Tương tự, khi trẻ em đạt được thành công, dù là nhỏ nhất như tự mặc quần áo hay dọn dẹp đồ chơi, nó sẽ có tác động tích cực đến sự tự tin và động lực của trẻ. Cha mẹ cũng có thể đặt ra những kỳ vọng để thúc đẩy con đạt được chúng, nhưng lưu ý những kỳ vọng đó đừng quá cao.Ảnh: Freepik.

nuoi day con lac quan anh 3

3. Trao cho con sự tín nhiệm: Một nghiên cứu chỉ ra rằng một "phiếu tín nhiệm" có thể có tác động lớn đến kết quả. Khi bạn thể hiện sự tin tưởng vào con, bạn đang cho con thấy rằng bạn tin vào khả năng của chúng. Điều này giúp con cảm thấy được hỗ trợ và khuyến khích. Cha mẹ có thể nói với con những lời khích lệ và động viên, chẳng hạn như "Con làm tốt lắm!" hoặc "Mẹ tin con có thể làm được". Tuy nhiên, đừng lạm dụng nó, quá nhiều lời khen có thể khiến con trở nên phụ thuộc vào sự khen ngợi. Thay vào đó, hãy khen ngợi những nỗ lực và tiến bộ của trẻ. Ảnh: Freepik.

nuoi day con lac quan anh 4

4. Tránh việc dọa dẫm: Nghiên cứu cho thấy rằng việc khuyến khích trẻ em đạt được thành công sẽ hiệu quả hơn so với việc dọa dẫm. Thay vì nói với trẻ rằng nếu không học giỏi sẽ không có việc làm tốt, hãy giải thích lợi ích của việc học tập, đọc sách mỗi ngày hay chơi thể thao. Khuyến khích và tạo động lực sẽ giúp trẻ em cảm thấy lạc quan và hứng thú với việc học tập hơn. Ảnh: Freepik.

nuoi day con lac quan anh 5

5. Thay đổi góc nhìn: Bạn phản ứng như thế nào khi mọi việc không diễn ra như ý muốn? Thay vì đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác, người lạc quan thường tìm kiếm các giải pháp và cơ hội học hỏi từ thất bại. Trẻ em thường sẽ sao chép những gì chúng nghe hoặc thấy, vì vậy, cha mẹ nên thể hiện một thái độ tích cực trước những khó khăn và thất bại. Khi giải thích cho con về các sự kiện, bạn hãy tập trung vào mặt tích cực và cơ hội học hỏi. Tránh sử dụng những lời lẽ tiêu cực hoặc đổ lỗi. Ảnh: Freepik.

nuoi day con lac quan anh 6

6. Dạy con tin tưởng vào bản thân: Theo một số nhà nghiên cứu, trẻ em hiếm khi được dạy cách nhìn nhận bản thân một cách tích cực. Ví dụ như tin rằng mình là người có năng lực và sẽ thành công. Bạn định nghĩa thành công như thế nào? Con bạn có biết được một người thành công nghĩa là gì không? Một người thành công sở hữu những kỹ năng gì? Là cha mẹ, bạn nên giúp con hiểu rõ hơn về ý nghĩa của thành công, không chỉ dựa trên kết quả mà còn trên quá trình và nỗ lực. Ảnh: Freepik.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.